Lý thuyết Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3
Tóm tắt nội dung chính bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng Toán lớp 3.
Lý thuyết Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
A; O; B là ba điểm thẳng hàng. O là điểm nằm giữa hai điểm A và B.
M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. Viết là AM= MB. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ví dụ: Cho hình vẽ:
Trong hình đã cho:
a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?
b) H là điểm ở giữa hai điểm nào?
Lời giải:
a) Trong hình đã cho, ba điểm A; I ; B thẳng hàng; ba điểm M; H; B thẳng hàng.
b) Do ba điểm M; H ; B thẳng hàng nên H là điểm ở giữa hai điểm M và B.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
Phương pháp:
Bước 1: Kiểm tra ba điểm đã cho có thẳng hàng hay không.
Bước 2: Nếu ba điểm đã cho thẳng hàng thì xác định điểm ở giữa hai điểm còn lại.
Ví dụ: Cho hình vẽ:
Hỏi điểm A có nằm giữa hai điểm B và C không?
Lời giải:
Vì ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.
Đáp số: Không.
Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
Phương pháp:
Bước 1: Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay không.
Bước 2: Kiểm tra độ dài các đoạn thẩng có bằng nhau hay không.
Ví dụ 2: Hình nào dưới đây có O là trung điểm của đoạn thẳng AB?
Lời giải:
Ở hình 1: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B; OA = OB = 3cm. Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ở hình 2: Ba điểm A, O, B không thẳng hàng nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ở hình 3: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B, OA < OB (do 3cm < 5cm) nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Vậy ở hình 1 có điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Đáp số: Hình 1.
Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm
Phương pháp: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì .
Ví dụ 1: Cho H là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết HM = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Lời giải:
Vì H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên độ dài đoạn thẳng MN là:
4 × 2 = 8 (cm).
Đáp số: 8cm.
Ví dụ 2: Cho G là trung điểm của đoạn thẳng KH dài 22cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng KG bằng bao nhiêu xăng – ti – mét?
Lời giải:
Vì G là trung điểm của đoạn thẳng KH nên độ dài của đoạn thẳng KG là:
22 : 2 = 11 (cm)
Đáp số: 11cm.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:
So sánh các số trong phạm vi 10 000
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
Xem thêm các chương trình khác: