Lý thuyết Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số lớp 3
Tóm tắt nội dung chính bài Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số Toán lớp 3.
Lý thuyết Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số lớp 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
+) Cách đọc, viết các số có ba chữ số:
Khi đọc số, ta tách các số theo các hàng từ trái sang phải: trăm, chục và đơn vị để đọc.
Chú ý cách dùng các từ: “linh, mười, mươi, một, mốt, bốn, tư, năm, lăm”
+) Để viết đúng số tự nhiên, học sinh viết đúng theo thứ tự các hàng từ hàng trăm đến hàng đơn vị và đúng chính tả như cách đọc.
+) So sánh các số có ba chữ số.
So sánh các hàng từ trái sang phải, số nào có giá trị ở cùng hàng lớn hơn thì lớn hơn
Ví dụ: Số 321 được đọc là: Ba trăm hai mươi mốt.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đọc số
Đề bài cho sẵn số, yêu cấu đọc số đó lên.
Phương pháp:
Bước 1: Tìm các chữ số hàng trăm, chục, đơn vị.
Bước 2: Đọc các chữ số từ trái qua phải, chú ý cách dùng các từ tương ứng “trăm, linh, mười, mươi, một, mốt, bốn, tư, năm, lăm”
Ví dụ: Cho số 921. Cách đọc nào dưới đây là đúng?
A. Chín trăm hai mươi mốt
B. Chín hai một
C. Chín trăm hai một
D. Chín hai một trăm
Lời giải:
Số 921 được đọc là: Chín trăm hai mươi mốt.
Vậy đáp án cần chọn là A.
Dạng 2: Viết số
Đề bài cho cách đọc các số, yêu cầu viết số.
Phương pháp:
Bước 1: Tìm các chữ số trong cách đọc.
Bước 2: Viết các chữ số tìm dược theo thứ tự từ trái qua phải
Ví dụ: Số có cách đọc: “Ba trăm linh sáu” được viết như thế nào?
Lời giải:
Số có cách đọc: “Ba trăm linh sáu” được viết là: 306.
Đáp số: 306.
Dạng 3: So sánh các số có ba chữ số
Phương pháp:
Bước 1: So sánh hai số: So sánh các chữ số từ trái qua phải.
Bước 2: Điền dấu:
+) Số bên trái lớn hơn thì điền dấu '' > ''
+) Số bên trái bé hơn thì điền dấu '' < ''
+) Số bên trái bằng số bên phải thì điền dấu '' = ''
Ví dụ: Bạn hãy điền dấu thích hợp ( >; <; =) vào chỗ chấm.
303 …. 330
Lời giải:
Số 303 có: chữ số hàng trăm bằng 3, chữ số hàng chục bằng 0 và chữ số hàng đơn vị bằng 3.
Số 330 có: chữ số hàng trăm bằng 3, chữ số hàng chục bằng 3 và chữ số hàng đơn vị bằng 0.
Do hai số 303 và 330 có chữ số hàng trăm bằng nhau nên ta đi so sánh chữ số hàng chục.
Vì 0 < 3 nên số 303 < 330.
Vậy dấu cần điền vào chỗ chấm là <.
Đáp án: <.
Dạng 4: Sắp xếp các số theo thứ tự tăng hoặc giảm dần, tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong các số đã cho
Phương pháp:
Bước 1: Xếp các số trong pham vi 10, 100, 1000 thành từng nhóm với nhau.
Bước 2: So sánh các số trong cùng một nhóm với nhau.
Bước 3: Sắp xếp dãy số hoặc chỉ ra số lớn nhất, nhỏ nhất theo yêu cầu của bài toán.
Ví dụ 1: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau:
375; 421; 537; 242; 753; 618
Lời giải:
Vì các số đã cho đều có cùng số chữ số nên ta đi so sánh chữ số ở các hàng trăm.
Vì 2 < 3 < 4 < 5 < 6 < 7 nên 242 < 375 < 421 < 537 < 618 < 753.
Vậy trong các số đã cho, số lớn nhất là: 753, số bé nhất là: 242.
Ví dụ 2: Viết các số 530; 410; 684; 898; 420; 735 theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
Vì các số đã cho đều có cùng số chữ số nên ta đi so sánh chữ số ở các hàng trăm.
Do số 410 và 420 có cũng chữ số hàng trăm là 4 nên ta đi so sánh chữ số hàng chục. Vì 1 < 2 nên 410 < 420.
Vì 4 < 5 < 6 < 7 < 8 nên 410 < 420 < 530 < 684 < 735 < 898.
Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn ta được: 410; 420; 530; 684; 735; 898.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:
Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Xem thêm các chương trình khác: