Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3

Tóm tắt nội dung chính bài Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật Toán lớp 3.

1 1785 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết: 

Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng.

Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

Ví dụ: Cho hình vẽ sau. Hỏi tứ giác ABCD có là hình chữ nhật hay không?

Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Tứ giác ABCD có:

+) 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.

+) 4 cạnh gồm:

2 cạnh dài là AB và CD; AB = CD.

2 cạnh ngắn là AD và BC; AD = BC.

Vậy tứ giác ABCD là một hình chữ nhật.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định hình cho trước có phải là hình chữ nhật hay không

Phương pháp:

- Cần kiểm tra hình đã cho có 4 góc vuông.

- KIểm tra độ dài hai cạnh dài và hai cạnh ngắn.

Nếu tứ giác đủ các điều kiện có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau thì tứ giác đó là hình chữ nhật.

Ví dụ: Hình nào dưới đây là hình chữ nhật?

Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Hình 1 không là hình chữ nhật vì hình 1 không phải là tứ giác.

Hình 2 là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông và có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.

Hình 3 không là hình chữ nhật vì không có 4 góc vuông.

Đáp số: Hình 2

Dạng 2: Cách tính chu vi của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng

Phương pháp:

Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

Ví dụ 1: Cho hình chữ nhật MNPQ như hình vẽ dưới đây. Tính chu vi của hình chữ nhật đã cho.

Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài bằng 5cm, chiều rộng bằng 3cm.

Chu vi của hình chữ nhật MNPQ là:

(5 + 3) × 2 = 16 (cm)

Đáp số: 16cm.

Ví dụ 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài bằng 8m, chiều rộng bằng 6m. Tính chu vi của mảnh đất hình chữ nhật đã cho.

Lời giải:

Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật đã cho là:

(6 + 8) × 2 = 28 (cm)

Đáp số: 28cm

Dạng 3: So sánh chu vi của các hình

Phương pháp:

Bước 1: Tính chu vi của mỗi hình.

Bước 2: So sánh chu vi của các hình (cùng đơn vị đo).

Ví dụ: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Lý thuyết Hình chữ nhật. Chu vi hình chữ nhật lớp 3 (ảnh 1)

A. Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ

B. Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ

C. Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ

Lời giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(12 + 6) × 2 = 36 (cm).

Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:

(8 + 8 ) × 2 = 32 (cm)

Vì 36cm > 32cm nên chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ.

Vậy đáp án cần chọn là A.

Đáp số: A.

Dạng 4: Biết chu vi và chiều dài hoặc chiều rộng. Tìm độ dài cạnh còn thiếu.  

Phương pháp:

Bước 1: Tìm nửa chu vi (Tổng chiều dài và chiều rộng)

Bước 2: Tìm cạnh còn thiếu bằng cách lấy nửa chu vi trừ đi độ dài cạnh đã biết.

Ví dụ: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 16m, chiều rộng bằng 3m. Hỏi chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Nửa chu vi của mảnh vườn là:

16 : 2 = 8 (m)

Chiều dài của mảnh vườn là:

8 – 3 = 5 (m)

Đáp số: 5m

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:

Hình vuông. Chu vi hình vuông

Các số có bốn chữ số. Số 10 000

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

So sánh các số trong phạm vi 10 000

Phép cộng các số trong phạm vi 10 000

1 1785 lượt xem
Tải về