Lý thuyết Bảng nhân 7 lớp 3

Tóm tắt nội dung chính bài Bảng nhân 7 lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Bảng nhân 7 điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Bảng nhân 7 Toán lớp 3. 

1 801 24/10/2021
Tải về


Lý thuyết Bảng nhân 7 lớp 3

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:

7 × 1 = 7

7 × 6 = 42

7 × 2 = 14

7 × 7 = 49

7 × 3 = 21

7 × 8 = 56

7 × 4 = 28

7 × 9 = 63

7 × 5 = 35

7 × 10 = 70

 Ví dụ: Phép cộng 7 + 7 + 7 + 7 còn được viết dưới dạng phép nhân là:

A. 7 × 4

B. 4 × 7

C. 7+ 4

D. 7 ×7

Lời giải:

7 được lấy 4 lần ta có: 7 × 4 = 7 + 7 + 7 + 7.

Vậy phép cộng 7 + 7 + 7 + 7 còn được viết dưới dạng phép nhân là 7 × 4.

Đáp số: 7 ×4.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đếm cách 7

Phương pháp:

Bước 1: Xác định số đã cho.

Bước 2: Cộng liên tiếp 7 đơn vị bắt đầu từ số đã cho.

Ví dụ: Đếm thêm 7 rổi viết số thích hợp vào ô trống:

Lý thuyết Bảng nhân 7 lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có:

0 + 7 = 7; 7 + 7 = 14;

14 + 7 =21; 21 + 7 = 28;

28 + 7 = 35.

Đáp số:

Lý thuyết Bảng nhân 7 lớp 3 (ảnh 1)

Dạng 2: Tính nhẩm

Phương pháp: Áp dụng bảng nhân 7

Ví dụ 1: Tính nhẩm: 7 × 7 =

Lời giải:

Theo bảng nhân 7 ta có: 7 × 7 = 49

Đáp số: 49

Ví dụ 2: Tính: 7 × 9 - 35

Lời giải:

Ta có: 7 × 9 - 35 = 63 - 35 = 28

Đáp số: 28.

Dạng 3: So sánh

Phương pháp:

Bước 1: Thực hiện tính các phép tính đã cho.

Bước 2: So sánh kết quả các phép tính vừa thực hiện.

Ví dụ: Bạn hãy sắp xếp các phép tính dưới đây theo thứ tự có giá trị tăng dần:

7 × 2 + 20; 7 × 6; 7× 5 – 10; 7× 4

Lời giải:

Ta có:

 7 × 2 + 20 = 14 + 20= 34

7 × 6 = 42

7× 5 – 10 = 35 – 10 = 25

7× 4 = 28

Vì 25 < 28 < 34 < 42 nên các phép tính đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:7× 5 – 10 ; 7× 4; 7 × 2 + 20; 7 × 6 .

Dạng 4: Toán có lời văn

Phương pháp:

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.

Đọc và ghi nhớ các dữ liệu đề bài đã cho, yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Tìm cách giải.

Khi đề bài cho biết giá trị của một đối tượng, yêu cầu tìm số lượng của một vài đối tượng tương tự ta thường sử dụng phép nhân.

Bước 3: Trình bày bài giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 6 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa?

Lời giải:

6 lọ hoa như thế có tất cả số bông hoa là:

7 × 6 = 42 (bông)

Đáp số: 42 bông hoa

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:

Gấp một số lên nhiều lần

Bảng chia 7

Giảm đi một số lần, Bài toán giảm đi một số lần

Tìm số chia

Góc vuông, góc không vuông

1 801 24/10/2021
Tải về