Lý thuyết Các số có bốn chữ số. Số 10 000 lớp 3
Tóm tắt nội dung chính bài Các số có bốn chữ số. Số 10 000 lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Các số có bốn chữ số. Số 10 000 điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Các số có bốn chữ số. Số 10 000 Toán lớp 3.
Lý thuyết Các số có bốn chữ số. Số 10 000 lớp 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
Số có bốn chữ số bao gồm các hàng: Nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Số 10 000 được đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
Ví dụ: Nêu cách viết và đọc số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 6 đơn vị.
Lời giải:
Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 6 đơn vị được viết là 1426.
Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi sáu.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Viết số
Phương pháp: Cho các chữ số trong mỗi hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị; yêu cầu viết thành số.
Cách làm:
+) Viết liền các chữ số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải là: Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
+) Hàng nào thiếu sẽ được viết bằng chữ số 0.
Ví dụ 1: Nêu cách viết và đọc số gồm 6 nghìn, 7 trăm, 0 chục, 5 đơn vị.
Lời giải:
Số gồm 6 nghìn, 7 trăm, 0 chục, 5 đơn vị được viết là 6705.
Đọc là: Sáu nghìn bảy trăm linh lăm.
Ví dụ 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
Dạng 2: Cho cách đọc một số, viết lại số theo cách đọc
Phương pháp: Viết lại các số theo thứ tự lần lượt từ hàng nghìn về hàng đơn vị.
Ví dụ 2: Số tám nghìn năm trăm hai mươi mốt được viết là:
Lời giải:
Số tám nghìn năm trăm hai mươi mốt được viết là 8521.
Đáp số: 8521.
Dạng 3: Viết một số thành tổng và ngược lại
Phương pháp: Phân tích số có 4 chữ số đã cho thành tổng các số nghìn, trăm, chục và đơn vị.
Ví dụ 1: Viết số 1049 (theo mẫu):
Mẫu: 9193 = 9000 + 100 + 90 + 3.
Lời giải:
Ta có: 1049 = 1000 + 0 + 40 + 9.
Ví dụ 2: Viết tổng 4000 + 500 + 80 + 1 theo mẫu:
Mẫu: 7000 + 900 + 30 + 8 = 7938.
Lời giải:
Ta có: 4000 + 500 + 80 + 1 = 4581.
Dạng 4: Điền số theo thứ tự
Phương pháp: Các số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
Các số tròn nghìn, tròn trăm hoặc tròn chục liên tiếp lần lượt hơn kém nhau một nghìn, một trăm hoặc 10 đơn vị.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 2000; 3000; 4000 ; ….; …; …..
b) 9600; 9700; 9800 ; ….; …..
c) 1120; 1130; 1140; ….;…. ;….
Lời giải:
a) Các số trong dãy đã cho là các số tròn nghìn liên tiếp nhau nên hơn kém nhau 1000 đơn vị.
Do đó ta điền các số vào chỗ chấm là: 2000; 3000; 4000 ; 5000; 6000; 7000.
b) Các số trong dãy đã cho là các số tròn trăm liên tiếp nhau nên hơn kém nhau 100 đơn vị.
Do đó ta điền các số vào chỗ chấm là: 9600; 9700; 9800 ; 9900; 10 000.
c) Các số trong dãy đã cho là các số tròn chục liên tiếp nhau nên hơn kém nhau 10 đơn vị.
Do đó ta điền các số vào chỗ chấm là: 1120; 1130; 1140; 1150; 1160; 1170.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
So sánh các số trong phạm vi 10 000
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
Xem thêm các chương trình khác: