Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3

Tóm tắt nội dung chính bài Góc vuông, góc không vuông lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Góc vuông, góc không vuông điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Góc vuông, góc không vuông Toán lớp 3. 

1 2131 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:

1) Làm quen với góc.

Hai kim đồng hồ của hình dưới đây tạo thành một góc.

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

2) Góc vuông, góc không vuông.

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

3) Ê ke

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Ví dụ: Chỉ tên đỉnh và cạnh góc dưới đây. Góc đã cho là góc vuông hay là góc không vuông?

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Góc đã cho không là góc vuông.

Góc đã cho có đỉnh D, cạnh DO, DB.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định góc đã cho có phải là góc vuông hay không.

Phương pháp: Để kiểm tra một góc có phải là góc vuông hay không, ta sử dụng ê ke:

Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho.

Bước 2: Nếu cạnh còn lại của ê kê trùng với cạnh còn lại của góc thì góc đã cho là góc vuông, nếu không trùng thì đó là góc không vuông.

Ví dụ: Góc dưới đây có là góc vuông hay là góc không vuông?

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta dùng ê kê để kiểm tra:

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Ta để một cạnh của ê ke trùng với 1 cạnh của góc đã cho. Ta thấy cạnh còn lại của ê ke không trùng với cạnh còn lại của góc nên góc đã cho là góc không vuông.

Đáp số: Góc không vuông

Dạng 2: Nêu tên đỉnh và cạnh của góc.

Phương pháp:

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Đỉnh của góc là điểm B.

Cạnh của góc là hai đoạn thẳng AB và BC.

Ví dụ: Nêu tên đỉnh và cạnh của góc dưới đây?

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Góc đã cho có đỉnh E, cạnh EP, EQ.

Dạng 3: Nhận biết góc vuông, góc không vuông. Đếm số góc vuông, góc không vuông trong hình đã cho.

Phương pháp:

Bước 1: Dùng ê ke kiểm tra góc trong hình.

Bước 2: Đếm số lượng các góc vuông vừa tìm được.

Ví dụ 1: Trong hình tứ giác ABCD, góc nào là góc vuông? Góc nào là góc không vuông?

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta dùng ê ke để kiểm tra:

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Vậy tứ giác ABCD đã cho có 2 góc là góc vuông đó là góc B, góc C. Có 2 góc là góc không vuông đó là góc A, góc D.

Ví dụ 2: Trong các hình dưới đây có bao nhiêu góc vuông, bao nhiêu góc không vuông?

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta dùng ê ke để kiểm tra:

Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông lớp 3 (ảnh 1)

Vậy trong các hình đã cho có 2 góc vuông, 2 góc không vuông.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:

Đề-ca-mét. Héc-tô-mét. Bảng đơn vị đo độ dài

Bài toán giải bằng hai phép tính

Bảng nhân 8

Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số

So sánh số lớn gấp mấy lần số bé

1 2131 lượt xem
Tải về