Lý thuyết Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) lớp 3

Tóm tắt nội dung chính bài Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) lớp 3 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) Toán lớp 3. 

1 487 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) lớp 3

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:

Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) ta làm như sau:

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số. Thừa số thứ hai được đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.

Bước 2: Nhân lần lượt từ phải sang trái, nhân thừa số thứ hai với từng chữ số của thừa số thứ nhất.

- Khi nhân thừa số thứ hai với chứ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục.

- Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất, được kết quả bao nhiêu thì cộng với số vừa nhớ. Từ đó ta tìm được kết quả của phép nhân.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 28 × 6

×28   6168

Lời giải:

+) 6 nhân 8 bẳng 48, viết 8 nhớ 4.

+) 6 nhân 2 bằng 12, thêm 4 bằng 16, viết 16.

Vậy  28 × 6 = 168.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

Phương pháp:

Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số.

Bước 2: Thực hiện phép nhân, lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có hai chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 18 × 4

×18   4     72

Lời giải:

+) 4 nhân 8 bẳng 32, viết 2, nhớ 3.

+) 4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7.

Vậy 18 × 4 = 72.

Dạng 2: So sánh

Phương pháp:

Bước 1: Thực hiện tính các phép tính đã cho.

Bước 2: So sánh kết quả các phép tính vừa thực hiện.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( >; <; =) vào chỗ chấm.

 49 × 4 ..... 18 × 5 + 30

Lời giải:

Ta có:

49 × 4 = 196.

18 × 5 + 30  = 90 + 30 = 120.

Vì 196 > 120 nên  49 × 4 > 18 × 5 + 30.

 

Vậy dấu cần điền vào chỗ chấm là >.

Dạng 3: Toán có lời văn

Phương pháp:

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.

Bước 2: Tìm cách giải.

Bước 3: Trình bày bài giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một hộp có 26 bút chì màu. Hỏi 4 hộp bút chì màu như thế có bao nhiêu bút chì màu?

Lời giải:

4 hộp bút chì màu như thế có số bút chì màu là:

26 × 4 = 104 (chiếc)

Đáp số: 104 chiếc.

Dạng 4: Tìm x

Phương pháp: Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.

Ví dụ: Tìm x biết: x : 5 = 26

Lời giải:

x : 5 = 26

x = 26 × 5

x = 130

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:

Bảng chia 6

Tìm một trong các phần bằng nhau của một số

Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số

Bảng nhân 7

Gấp một số lên nhiều lần

1 487 lượt xem
Tải về