Tìm hiểu một ngày có bao nhiêu giờ, phút, giây? Tại sao 1 ngày lại có 24 giờ?

Số giờ, phút và giây trong 1 ngày là kiến thức cơ bản nhưng không phải ai cũng biết rõ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết và nhanh chóng câu hỏi về số lượng giờ, phút và giây trong một ngày và giải đáp vì sao 1 ngày lại có 24 giờ mà không phải là 23 hoặc 25 giờ hoặc bất kỳ giờ nào khác?

1 167 01/09/2024


Tìm hiểu một ngày có bao nhiêu giờ, phút, giây? Tại sao 1 ngày lại có 24 giờ?

1. Một ngày có bao nhiêu giờ?

Một ngày chính xác có bao nhiêu giờ? Từ xưa đến nay, 1 ngày vẫn được xác định là 24 giờ. Điều này là quy ước toàn cầu được chấp nhận và mọi người đồng thuận.

2. Một ngày có boa nhiêu phút?

Trái đất của chúng ta là hình tròn và hệ 360 độ được tính như một góc vừa chiều quay của Trái Đất. Các nhà thiên văn học cũng rất ưa thích dùng số này để tính toán tọa độ địa lý. Nhà nhà thiên văn học Hy Lạp Eratosthenes (276 – 194 TCN) đã chia trái đất ra thành 60 phần bằng nhau với 60 đường tròn bán nguyệt có chu vi đi qua những địa điểm nổi tiếng trên toàn thế giới.

Nhà thiên văn học toán học và địa lý Hipparchus là người chia thời gian gần như hoàn chỉnh
Sau một thế kỷ, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ bằng các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó. Ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.
Nhưng phải tận tới thế kỷ 14, sau một thời gian dài con người chia thời gian 1 giờ ra thành nhiều phần dài ngắn khác nhau thì chiếc đồng hồ cơ đầu tiên xuất hiên. Lúc đó thời gian 1 giờ mới được chia ra thành 60 phút bằng nhau.

Một ngày bao gồm 24 giờ và mỗi giờ chia thành 60 phút nên tổng số phút trong một ngày là 24 x 60 = 1.440 phút.

3. Một ngày có boa nhiêu giây?

Năm 150 sau công nguyên thì nhà triết học La Mã Claudius Ptolemy đã phát triển hơn lý thuyết của nhà thiên văn học đời trước bằng cách phân chia thêm mỗi kinh độ và vĩ độ ra 60 phần bằng nhau nữa.
Mỗi độ được chia ra thành 60 phần tức là 1 giờ được chia ra làm 60 phút, mỗi phần nhỏ lại được chia ra làm 60 phần nữa tức là mỗi phút lại có 60 giây. Cứ như vậy lặp lại sau 24 tiếng tiếng thì chúng ta có được một vòng quay của trái đất xung quanh trục của nó tức cũng chính là 1 ngày.
Những sự lý luận trên được phát triển và góp nhặt và phát triển trong thời gian rất dài qua hàng ngàn năm để chúng ta có một thước đo chuẩn cho thời gian như thời điểm hiện tại. Chúng ta thật sự may mắn và hạnh phục khi được kế thừa những di sản đó của thế hệ đi trước.

1 ngày có 24 giờ, tương đương với 1440 phút và mỗi phút có 60 giây nên tổng số giây trong một ngày là 1440 x 60 = 24 x 60 x 60 = 86.400 giây.

4. Tại sao trong một ngày lại có 24 giờ?

Trong cuộc sống chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc một ngày lại có 24 giờ; 1 giờ lại có 60 phút và 1 phút lại có 60 giây, và có một thật thú vị ẩn chưa đằng sau đó có thể bạn còn chưa biết.

Hình thành đơn vị phân chia thời gian này thực tế nó không phải là một quy luật bất biến về thời gian mà đó chỉ là thứ con người quy định ra theo kinh nghiệm đóng đếm suốt hàng ngàn năm lịch sử trong đó đóng góp rất nhiều từ những nhà triết học và toán học vĩ đại
Nhưng theo kinh nghiệm quy ước này thì sao 1 ngày không phải có 23 hay 25 giờ mà lại là 24. Con số này không khỏi khiến nhiều người thắc mắc xem nó có ý nghĩa như thế nào?
Trong thời gian con người còn sử dụng đồng hồ mặt trời làm thước đo duy nhất, thì các nhà chiêm tinh từ Ai Cập cổ đã phát hiện ra trên bầu trời có 36 chòm sao và những chòm sao này chia ra thành những khoảng đồng đều trên bầu trời
Thời gian ban ngày sẽ được đánh dấu bằng 18 sự xuất hiện của 18 ngôi sao, 6 ngôi sao còn lại sẽ được dùng để đánh dấu cho thời điểm rạng sáng và chập tối. như thế sẽ còn lại 12 ngôi sao được chia đều ra 12 phần trong bóng tối và từ đó, thời gian ban đêm được chia ra làm 12 phần.
Đến thời kỳ Tân vương quốc tại Ai Cập (1550 đến 1070 trước công nguyên), thì hệ thống này được tối giản hóa đi nhiều với 12 ngôi sao ban ngày và 12 ngôi sao ban đêm.
Vào thời kỳ này thì hầu hết mọi người đều quy ước 24 giờ trong một ngày nhưng phải tới thời kỳ Hy Lạp cổ thì các nhà triết học và chiêm tinh học mới thống nhất với nhau một cách thực sự. Điển hình là từ 147 – 127 TCN nhà thiên văn học, toán học và địa lý, Hipparchus đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên thời gian 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm của ngày điểm phân.

1 167 01/09/2024