Phiếu trắng là gì? Hiệu lực và hợp lệ của phiếu trắng trong bầu cử

Nhằm đem lại tính khách quan, trong bầu cử cần việc bỏ phiếu trong các cuộc họp cần thông qua biểu quyết. Trong cuộc bầu cử thường sẽ có các phương án bỏ phiếu như sau là phiếu thuận, phiếu chống và phiếu trắng. Vậy Phiếu trắng là gì? Phân biệt phiếu trắng và phiếu chống; Tính hiệu lực và hợp lệ của phiếu trắng trong bầu cử; Khi kiểm phiếu, Phiếu trắng được xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1 339 lượt xem


Phiếu trắng là gì? Hiệu lực và hợp lệ của phiếu trắng trong bầu cử

Trong các cuộc biểu quyết, thường sẽ cần 3 phương án để lựa chọn: phiếu thuận (phiếu đồng ý), phiếu chống (phiếu phản đối) và phiếu trắng.

Người bỏ phiếu thuận được coi là đồng tình, chấp thuận với quan điểm của người mở biểu quyết. Người bỏ phiếu chống tức là bày tỏ sự phản đối, không đồng ý với các đề xuất được đưa ra. Còn phiếu trắng được hiểu là không đánh dấu, không viết bất kì cái gì vào tờ phiếu bầu, không  đánh dấu tích vào cả mục "đồng ý" và mục "không đồng ý".

I. Phiếu trắng là gì?

1. Khái niệm phiếu trắng

Tại Khoản 7 điều 12 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018, cụ thể như sau:

“7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:

a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.

b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.

c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.”

Như vậy, phiếu trắng được hiểu là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách cử tri. Bỏ phiếu trắng có nghĩa là “không phản đối cũng không ủng hộ”, nhưng nó được xác định là biểu quyết bất đồng.

Cũng theo quy định trên thì phiếu trắng vẫn có hiệu lực pháp luật, có giá trị.

Theo quy định hiện hành thì khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm trong cơ quan thuế, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:

- Công chức, viên chức tập sự

- Người lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.

Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).

2. Nguyên nhân cử tri bỏ phiếu trắng

Không phải bất kì cử tri khi tham gia bầu cử hoặc biểu quyết đều thể hiện rõ quan điểm chấp nhận hay chống đối hoàn toàn. Vì thế, lá phiếu trắng sẽ giúp ích cho họ trong việc thể hiện quan điểm trung lập hoặc ngầm không đồng ý cả hai phương án trên.

Có một số nguyên nhân để các cử tri bỏ phiếu trắng:

- Ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân

- Không có thông tin đầy đủ về nội dung bầu cử để đưa ra quan điểm

- Không muốn chia sẻ lập trường về vấn đề được nói đến

- Hạn chế pháp lý và nghĩa vụ nên không thể tham gia cuộc bầu cử

- Bất mãn với danh sách đại biểu bầu cử

- Khác biệt về tôn giáo.

Ngoài ra, việc sai sót hành chính trong quá trình đăng ký danh sách cử tri tham gia như thiếu tên người đăng ký, thông tin không đầy đủ về các ứng cử viên đã làm phát sinh nhiều phiếu trắng hơn. Một số cử tri không có điều kiện thuận lợi để bỏ phiếu vào các dịp bầu cử nên có những phiếu để trống và vẫn được tính là phiếu trắng.

II. Phân biệt Phiếu trắng và Phiếu chống

1. Bỏ phiếu chống là gì?

Phiếu chống được hiểu là lá phiếu thể hiện ý kiến không đồng ý người nào đó được chọn trong danh sách phiếu bầu. Trong tờ phiếu biểu quyết đó, việc bỏ phiếu chống đồng nghĩa với việc tích vào Ô "không đồng ý".

2. Phân biệt Phiếu chống và Phiếu trắng

Dựa theo những phân tích trên có thể thấy phiếu trắng và phiếu chống có điểm khác biệt:

- Phiếu trắng là không tích vào, không đánh dấu vào cả hai ô "đồng ý" và "không đồng ý".

- Phiếu chống thì tích vào ô "không đồng ý".

Tóm lại, trong một cuộc biểu quyết có 3 phiếu bầu: phiếu chấp thuận, phiếu phản đối (phiếu chống), phiếu trắng cho thấy được sự tôn trọng việc trưng cầu ý dân. Nhân dân có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình, lựa chọn những người lãnh đạo mà họ cho là có thể "cầm cân nảy mực", lãnh đạo tốt. Thái độ bỏ phiếu trắng và phiếu chống được cho là cần thiết bởi nó nói lên sự phản kháng, tự quyết của chính mình bằng lá phiếu trắng, phiếu chống. Nó nói lên một điều là bộ máy cầm quyền không được phép độc tài. Cho nên lá phiếu trắng, phiếu chống của người dân tại một nước là lá phiếu trắng có trách nhiệm.

Ở Việt Nam, đây là một đất nước của dân, do dân, vì dân, các cơ quan nhà nước là những bộ phận do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân thực hiện những quyền lực của mình dưới sự giám sát của nhân dân. 3 phiếu bầu này thể hiện được tính dân chủ. Tuy nhiên đối với phiếu trắng và phiếu chống đều có hiệu lực là một lá phiếu không đồng thuận nhưng bản chất thì đây là hai trái phiếu hoàn toàn khác nhau, vì thế Pháp Luật Việt Nam cần có những quy định rõ ràng hơn để tránh nhầm lẫn.

III. Tính hiệu lực và hợp lệ của phiếu trắng trong bầu cử

Một số nguyên tắc được đưa ra để đảm bảo cho cử tri khi quyết định bỏ phiếu cần biết, cụ thể:

1. Tính hợp lệ

Phiếu trắng không có công thức chung để áp dụng cho mọi tổ chức hay khu vực khắp nơi trên thế giới. Phiếu trắng có thể là hợp lệ khi nó được quy định rõ trong một điều khoản như ví dụ dưới đây:

Ví dụ:

Theo khoản 7 điều 12 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về tính hợp lệ của phiếu trắng thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính như sau:

“7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:

a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.

b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.

c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.”

Dựa vào điều khoản trên, tính hợp lệ của phiếu trắng được hình thức hoá chi tiết và rõ ràng để người đăng ký bỏ phiếu dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, có những phiếu trắng được bỏ theo quy chế “phiếu không hợp lệ" một cách có ý thức. Cử tri sẽ không làm theo quy định của một lá phiếu hợp lệ và nó sẽ không được tính vào kết quả bầu cử chính thức.

Phiếu bầu không hợp lệ có tác động tương tự đối với kết quả bầu cử như phiếu trắng. Vì các cuộc bầu cử chỉ được quyết định trên cơ sở các lá phiếu rõ ràng và hợp lệ nên các lá phiếu không hợp lệ và phiếu trắng không được tính vào kết quả bầu cử, hoặc phiếu trắng sẽ tồn tại dưới hình thức khác để kết quả bầu cử kết thúc có hiệu quả.

Ngoài ra, ở một số nơi khác họ có thể chủ động chọn phiếu trắng bằng việc thực hiện đánh dấu vào ô “bỏ phiếu trắng” trên phiếu bầu một cách hợp lệ khi có sự lựa chọn công khai trên phiếu. Ngược lại, cử tri chọn cách bỏ phiếu thụ động đơn giản là không xuất hiện để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử.

Tóm lại, phiếu trắng được coi là một phiếu hợp lệ khi nó tuân thủ đúng theo quy định pháp luật tại nơi ban hành. Nó thể hiện quyền dân chủ và tôn trọng quan điểm của mọi tầng lớp tham gia bỏ phiếu. Tuy nhiên khi quyết định bỏ phiếu trắng, các thành viên nên có trách nhiệm hành động vì lợi ích cao nhất của tổ chức.

2. Hiệu lực pháp lý

Mặc dù việc bỏ phiếu trắng có vẻ đơn giản, nhưng ý nghĩa của nó lại rất quan trọng. Để hiểu được tác động của việc bỏ phiếu trắng, người ta phải hiểu thể chế bỏ phiếu, một cách tổng quát hơn. Tuỳ vào quy định trong thủ tục bỏ phiếu khác nhau mà tính hiệu lực của phiếu trắng được thực hiện như sau:

- Trường hợp phiếu trắng chỉ được tính là ý kiến, không tính vào tổng số phiếu tham gia thì phiếu trắng được tính cho đủ hình thức số lượng. Tuy nhiên, lượng phiếu trắng gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu vào tỉ số thuận/tổng trên tổng phiếu. Vì vậy, ở trường hợp này thường không khuyến khích bỏ phiếu trắng để kết quả bỏ phiếu khách quan và không gặp phản ứng quan điểm ba phải, gần như loại bỏ hoàn toàn khái niệm phiếu trắng.

- Trường hợp tiếp theo sẽ dựa vào tỷ lệ phiếu thuận/chống có vượt qua số phần trăm tối thiểu trên tổng số phiếu tham dự. Phiếu trắng sẽ được đếm trong tổng số phiếu khi kiểm tra xem biểu quyết đã đạt số phiếu tối thiểu hay chưa; không dùng trong công thức tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quyết.

Khi số phiếu thuận/chống không đủ số phiếu tối thiểu, phiếu trắng có vai trò thúc đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn dưới các hình thức xoá/giữ, ủng hộ/phản đối, phục hồi/không phục hồi và có/không. Các hình thức này sẽ tuỳ vào quy định bỏ phiếu ở mỗi tổ chức để thực hiện tính hiệu lực của phiếu trắng.

IV. Xử lý Phiếu trắng như thế nào khi kiểm phiếu?

Theo nguyên tắc bầu cử tại Việt Nam, sau khi cử tri hoàn thành quy trình bỏ phiếu kín, hòm phiếu sẽ được niêm phong để giữ bí mật và bắt đầu tổng phiếu theo quy định. Các phiếu bầu chưa sử dụng và phiếu hỏng sẽ được kiểm kê và niêm phong, sau đó gửi kèm theo biên bản kiểm kê phiếu bầu đến các Ban bầu cử tương ứng.

Việc kiểm phiếu sẽ do cử tri không phải là người bỏ phiếu được mời tới chứng kiến mở hòm phiếu nhưng vẫn đảm bảo an toàn để Tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu. Tổ bầu cử sẽ phân loại phiếu bầu và đếm tổng số phiếu trong hòm để xác định số phiếu thu vào.

Phiếu trắng sẽ có chức năng tuỳ vào quy định pháp lý được thông báo ở các khu vực khác nhau. ​​Thông qua Quy tắc trật tự của Robert, các nguyên tắc liên quan đến phiếu trắng thể hiện ở vài điểm:

- Phiếu trắng được tính và ghi nhận, nhưng không phải là phiếu bầu “có” hoặc “không”.

- Phiếu trắng không ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

- Thành viên có quyền bỏ phiếu trắng và không thể bị ép buộc bỏ phiếu.

- Thành viên có nghĩa vụ bỏ phiếu trắng nếu họ có lợi ích cá nhân trực tiếp trong vấn đề dẫn đến xung đột lợi ích pháp lý.

Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ ở các khu vực khác quy định phiếu trắng theo quy chuẩn địa phương mà bạn đọc có thể tham khảo qua:

- Issaquah không cho phép bỏ phiếu trắng trừ khi một ủy viên hội đồng có xung đột lợi ích rõ ràng hoặc có vấn đề về sự công bằng liên quan đến. Trừ khi có sự truất quyền hợp pháp, thành viên chỉ được miễn bỏ phiếu khi có đa số phiếu của hội đồng. Không có tư cách bị loại hợp lệ, một thành viên không bỏ phiếu được tính là bỏ phiếu “có”. Xem Bộ luật Thành phố Issaquah Sec. 2.06.110 .

- Hội đồng thành phố Poulsbo chỉ cho phép phiếu trắng khi thành viên bị loại vì xung đột lợi ích. Các thành viên cũng có thể được hội đồng cho phép bỏ phiếu trắng nếu họ đưa ra lý do rõ ràng cho việc bỏ phiếu trắng của mình. Không có tư cách bị loại hợp lệ, phiếu trắng được tính là “có”. Nếu phiếu bầu của một ủy viên hội đồng bị loại là cần thiết để hội đồng có thể hành động, thì trong một số trường hợp, ủy viên hội đồng vẫn có thể bỏ phiếu. Xem Quy tắc Thủ tục của Hội đồng Thành phố Poulsbo, Quy tắc 5.3 .

- Hội đồng thành phố Port Townsend tuân theo Quy tắc của Robert , với một số ngoại lệ. Các ủy viên hội đồng phải bỏ phiếu về các vấn đề trừ khi hội đồng chuyển sang miễn trừ một thành viên vì “lý do đặc biệt đã nêu”. Một thành viên không được miễn biểu quyết và không bỏ phiếu được tính là một phiếu bầu “không”. Xem Quy tắc Thủ tục của Hội đồng Thành phố Port Townsend,  Quy tắc 3.6 .

- Hội đồng Thành phố Shoreline coi sự im lặng của thành viên là phiếu bầu “đồng ý”. Nếu có đại biểu bỏ phiếu trắng thì ghi là phiếu trắng và không tính vào phiếu bầu. Xem Quy tắc Thủ tục của Hội đồng Thành phố Shoreline, Quy tắc 7.16 .

V. Ý nghĩa của việc bỏ phiếu

Trong xã hội ngày nay, khi một tập thể, tổ chức cần ra quyết định thì việc trưng cầu ý kiến ​​rộng rãi của quần chúng nhân dân là một kênh hết sức quan trọng.

Bầu cử được phát triển trên cơ sở nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” Mục đích ban đầu của bầu cử luôn là nhanh chóng đạt được mục tiêu chung và hành động dựa trên dư luận. “Xuất sắc” thường rất khó lựa chọn, chẳng hạn như nhiều ứng cử viên xuất sắc, nhiều tác phẩm xuất sắc, nhiều phẩm chất ưu tú, nhưng thông qua bình chọn công khai mới có thể đạt được hiệu quả công bằng cao nhất.

Cách thức bỏ phiếu thực chất là một phương thức ra quyết định sử dụng nguồn lực cao hơn và hiệu quả cao hơn. Khi tổ chức một sự kiện bỏ phiếu, để đảm bảo tính công bằng và công bằng nhất có thể của sự kiện bỏ phiếu, việc lựa chọn nền tảng bỏ phiếu của bên thứ ba cần hết sức thận trọng.

Ở hầu hết thế giới bỏ phiếu, bỏ phiếu là một quyền chứ không phải nghĩa vụ công dân bắt buộc, và do đó, công dân không bắt buộc phải bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chính phủ. Những cử tri có ý định sử dụng lá phiếu của mình như một phương tiện phản đối được tự do làm như vậy, nhưng họ có thể muốn suy nghĩ về chính xác những gì họ muốn đạt được.

Điều đáng chú ý là bỏ phiếu phản đối đôi khi có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho cử tri và có thể khiến cử tri hối hận. Trong một số trường hợp, việc chọn lựa chọn ít bất lợi hơn trong một cuộc bầu cử có thể có lợi hơn cho cử tri hơn là để người khác chọn thay cho cử tri.

Sự tham gia của người dân là một khía cạnh quan trọng của nền dân chủ. Đối với nhiều công dân, không có gì minh họa cho sự tham gia của họ hơn lá phiếu của họ. Do đó, điều quan trọng là cử tri phải hiểu cách họ có thể sử dụng phiếu bầu của mình để tác động đến sự thay đổi, ngay cả khi điều đó có nghĩa là sử dụng phiếu bầu của họ để phản đối.

 

 

1 339 lượt xem