Quan hệ từ là gì? Cách dùng quan hệ từ - Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp

Ngôn ngữ là một hệ thống rất đa dạng, có thể cùng một ý nghĩa nhưng nó được biểu hiện qua nhiều câu nói khác nhau. Để có được sự độc đáo và tính liên kết đó thì không thể không nhắc đến vai trò của "quan hệ từ", nó được nhắc đến và sử dụng trong trường hợp nối các vế trong câu ghép biểu thị tính liền mạch, đầy đủ ý nghĩa muốn truyền đạt của người nói hoặc người viết. Và hãy cùng Vietjack.me tìm hiểu kĩ hơn nhé!

1 200 16/03/2024


Quan hệ từ là gì? Cách dùng quan hệ từ - Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp

1. Khái niệm về "quan hệ từ"

Quan hệ từ là gì? Cách dùng quan hệ từ - Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp (ảnh 1)

Theo từ điển tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định và mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Do đó, có thể thấy từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về....

Quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ
Quan hệ liệt kê Tôi và Trang hôm qua vừa đi xem phim
Quan hệ mục đích Nhờ có bạn mà tôi được điểm cao
Với Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng Tôi với bạn chấm dứt từ đây
Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng) Quán cafe ở đường Trần Duy Hưng rất ngon
Từ Chỉ quan hệ định vị (khởi điểm hoặc địa điểm xuất phát)

Từ hôm nay tôi sẽ cố gắng nhiều hơn

Bằng Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo Anh sẽ yêu em bằng hết tấm lòng của mình
Của Quan hệ sở hữu Chiếc xe máy của anh ý rất đẹp
Nhưng Quan hệ tương phản Trời hôm nay nắng nhưng rất dịu
Như Quan hệ so sánh

Bạn to như người khổng lồ vậy

2. Cách dùng quan hệ từ trong câu hoặc đoạn văn

Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai ý nghĩa của câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã quá rõ ràng.

Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trường hợp nào không cần dùng quan hệ từ:

  • Hôm nay tôi làm việc ở nhà. Trong ví dụ này, nếu không dùng quan hệ từ "ở" thì câu sẽ bị thay đổi nghĩa thành "Hôm nay, tôi làm việc nhà".
  • Chúng tôi tin tưởng ở sự lãnh đạo của anh ấy. Trong ví dụ này, nếu không sử dụng quan hệ từ "ở" thì câu văn trở thành "Chúng tôi tin tưởng sự lãnh đạo của anh ấy". Như vậy, dù có sử dụng quan hệ từ hay không nghĩa cũng không thay đổi.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà người nói hoặc người viết có thể cân nhắc lược bỏ bớt một số quan hệ từ để giúp cho nói nhanh gọn, trọng tâm, không rườm rà.

3. Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp

Khi tìm hiểu về quan hệ từ, chúng ta không thể bỏ qua các cặp quan hệ từ để vận dụng một cách chính xác và đa dạng cấu trúc câu, dễ dàng diễn đạt ý muốn nói và tạo sự hứng thú cho người đọc và người nghe.

  • Cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân - kết quả: Vì...nên...; do...nên...; nhờ...mà...
  • Cặp quan hệ từ thể hiện giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu...thì...; hễ...thì...
  • Cặp quan hệ từ thể hiện tương phản: Tuy...nhưng...; mặc dù...nhưng...
  • Cặp quan hệ từ thể hiện tăng tiến: Không những...mà còn...; Không chỉ...mà còn...

Trong phạm vi bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ đi sâu phân tích cặp quan hệ từ nguyên nhân - kết quả bởi nó được sử dụng phổ biến

Quan hệ từ nguyên nhân :

  • Quan hệ từ nguyên nhân có lợi (nhờ). Ví dụ : Nhờ có nền tảng tốt từ gia đình nên bạn ý học rất giỏi
  • Quan hệ từ nguyên nhân có hại (tại). Ví dụ : Tại vì trời mưa nên đường hôm nay rất trơn
  • Quan hệ từ nguyên nhân trung hòa là những quan hệ từ có thể được dùng để dẫn nối thành tố nguyên nhân với cả hai sắc thái ý nghĩa : có lợi hoặc có hại (vì, do, bởi, bởi vì). Ví dụ:
    • Gia - sếch đi vào trong, khuôn mặt rạng rỡ, sung sướng vì được các bạn mời tham dự trò chơi (Những cậu bé đầu trọc - Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ "vì" được sử dụng để thể hiện cảm xúc vui sướng của cậu bé khi được mời tham dự trò chơi.
    • Con ngựa của Nguyễn Duy Thì vì quá sợ và mệt mỏi sau chặng đường dài nên ngã quỵ (Vị sứ thần thông minh - Truyện đọc lớp 5). Trong câu này, cặp quan hệ từ "vì...nên..." dùng để thể hiện nguyên nhân từ đâu mà khiến con ngựa ngã quỵ.
    • Nhưng tôi biết dù tôi có nổi nóng như thế, anh cũng chẳng dám động đến tôi bởi tôi lực lượng to gấp mấy anh (Lên đường - Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ "bởi" thể hiện nguyên nhân mà khiến anh không dám động đến tôi.

Về cách dùng: Quan hệ từ nguyên nhân được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị)

Quan hệ kết quả:

Quan hệ từ chỉ kết quả chỉ xuất hiện trong 25 cấu trúc

  • Về số lượng và cấu tạo: Các quan hệ từ chỉ kết quả có 3 từ, trong đó gồm 2 từ đơn (nên, mà) và 1 từ ghép (cho nên)
  • Về tần suất xuất hiện: Các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo đơn gồm 22 trường hợp (chiếm 88%), quan hệ từ kết quả có cấu tạo ghép chỉ có 3 trường hợp (chiếm 12%).
  • Về ý nghĩa: Các quan hệ từ kết quả "biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến.Ví dụ:
    • Anh ta có lối đánh trầm tĩnh, cẩn thận nên cũng đã loại nhiều người để vào vòng chung kết với thằng Hiển (Ván cờ đầu xuân - Truyện đọc lớp 3). Trong câu này, quan hệ từ "nên" thể hiện vế sau đó chính là kết quả đạt được từ một điều gì đó.
    • Chả lẽ vì một đứa con gái mà mi rời bỏ mộng ước của mi (Chàng hiệp sĩ gỗ - Truyện đọc lớp 4). Trong câu này, quan hệ từ "mà" thể hiện vế sau đó chính là một kết quả có hại từ một điều gì đó.

Trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất hay sử dụng cặp quan hệ từ nguyên nhân - kết quả, cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ được dùng rất phổ biến trong lời nói. Do vậy, có thể thấy rằng vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt (bên cạnh cấu trúc có ý nghĩa nhân quả được biểu thị bằng động từ ngữ pháp làm, khiến). Trong hệ thống giáo dục tiểu học ngày nay, việc phân tích cấu trúc câu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu nói riêng và của văn bản nói chung là rất thiết yếu bởi chúng sẽ nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và tư duy của học sinh.

Về mặt cấu tạo, thành tố nguyên nhân có cấu tạo là danh từ, ngữ danh từ, vị từ, cụm vị từ còn thành tố kết quả luôn có dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ. Trong trường hợp thành tố nguyên nhân được cấu tạo bằng danh từ, ngữ danh từ về mặt nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) chúng đều gắn với nghĩa hoạt động, đặc điểm, tức là gắn với việc biểu thị các sự tình. Điều này phù hợp với đặc điểm của cấu trúc nhân quả (về bản chất ý nghĩa, thành tố nguyên nhân luôn biểu thị hoặc gắn với việc biểu thị các sự tình là nguyên nhân gây ra hệ quả nêu ở thành tố kết quả)

Mặc dù vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong cấu trúc nhân quả tương đối linh hoạt; tuy nhiên, theo dữ liệu khảo sát từ cấu trúc nhân quả trong Truyện đọc Tiểu học cho thấy vị trí phổ biến (điển hình) của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả. Điều này phản ánh bản chất thành tố phụ của thành tố nguyên nhân xét trong mối quan hệ với vị từ nêu ở thành tố kết quả.

Kết quả nghiên cứu về cấu trúc nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ giúp soi sáng thêm đặc điểm của cấu trúc nhân quả và phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học.

Quan hệ từ là gì? Cách dùng quan hệ từ - Các cặp quan hệ từ phổ biến thường gặp (ảnh 1)

4. Ví dụ minh họa về quan hệ từ

Các quan hệ từ sử dụng trong câu rất linh hoạt, cùng một câu nhưng các quan hệ từ có thể sử dụng khác nhau, chẳng hạn :

  • Bạn Phương Anh không những xinh gái còn học giỏi.
  • Bạn Phương Anh chẳng những xinh gái lại còn học giỏi.
  • Bạn Phương Anh không chỉ xinh gái còn học giỏi.
  • Khi bóng chiều đổ xuống cũng là lúc những chú bé mục đồng dẫn trâu về làng. Từng đàn trâu nối nhau bước đi trên con đê xanh mướt cỏ. Tiếng sáo du dương bay khắp không gian xa. Phía xa xa, trên bầu trời, đàn cò trắng bay về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả. Ông mặt trời đỏ rực đang lặn dần sau rặng tre. Ráng chiều đỏ rực cả một vùng rộng lớn. Các bác nông dân sau một ngày làm việc vất vả cũng đang trở về. Cảnh vật làng que nhuốm màu hoàng hôn trông thật mờ ảo đẹp tựa như một bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng nào đó.

1 200 16/03/2024