Luật sư tư vấn nội bộ doanh nghiệp là gì? Vai trò, pham vi hành nghề của Luật sư nội bộ

Trong quá trình tổ chức, hoạt động, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quy định pháp luật doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro pháp lí, thực hiện hiệu quả các công việc liên quan đến pháp lí, các doanh nghiệp đều cần phòng pháp chế. Phòng pháp chế bao gồm phòng pháp chế nội bộ (Luật sư nội bộ) hoặc dịch vụ pháp chế thuê ngoài. Vậy Luật sư nội bộ trong doanh nghiệp cũng như nghề nghiệp nói chung trong xã hội có vai trò như thế nào?

1 236 19/12/2023


Luật sư tư vấn nội bộ doanh nghiệp là gì? Vai trò, pham vi hành nghề của Luật sư nội bộ

1. Luật sư nội bộ là gì?

Luật sư tư vấn nội bộ doanh nghiệp là gì? Vai trò, pham vi hành nghề của Luật sư nội bộ (ảnh 1)

Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc.

Đây là một khái niệm quen thuộc trong thực tiễn và cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 - Luật Luật sư 2006, nhưng bằng một cụm từ khác: “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”.

2. Vai trò của Luật sư nội bộ

Khi doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề pháp lý, họ thường có hai lựa chọn:

- Sử dụng dịch vụ pháp lý của phòng pháp chế thuê ngoài Công ty (tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân);

- Sử dụng Luật sư nội bộ với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Phòng/Ban Pháp chế, Luật sư Công ty hay Trợ lý Pháp lý…

Nhưng khi nhu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Luật sư nội bộ ngày càng phổ biến; mặt khác số lượng Luật sư lựa chọn làm việc trong Doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng nên khó có thể so sánh giữa Luật sư nội bộ và Luật sư làm việc tại tổ chức hành nghề để kết luận hình thức nào đem đến thử thách và cơ hội nhiều hơn; nhưng có thể chắc chắn một điều rằng Luật sư nội bộ là một hình thức hành nghề đặc thù mà mỗi Luật sư cần hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

3. Phạm vi hành nghề

Luật sư nội bộ làm việc theo Hợp đồng lao động cho một tổ chức, phần lớn là Doanh nghiệp nên phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp nơi Luật sư làm việc.

Hiện nay, Luật sư nội bộ đang theo xu thế dần được mở rộng chức năng, có thể kiêm nhiệm cả công việc kiểm soát tuân thủ trong Doanh nghiệp. Luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế, nội quy của các phòng, ban trong nội bộ Doanh nghiệp.

Nếu như trước đây, Luật sư nội bộ gắn với cụm từ “pháp chế” thì nay “pháp chế - tuân thủ” đã trở thành một khối, tỏ ra là môi trường thích hợp hơn để Doanh nghiệp sử dụng chất xám của Luật sư. Vì vậy, phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ trở nên rộng hơn, tạo ra nhiều thử thách hơn và đòi hỏi người Luật sư nắm vững không chỉ các kiến thức chuyên môn để tư vấn, định hướng pháp lý cho Doanh nghiệp mà còn cả kiến thức về tổ chức, giám sát để hoàn thành tốt công việc của mình.

Một Luật sư hành nghề trong một Công ty Luật, Văn phòng luật sư thường chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hành nghề. Trước một vấn đề pháp lý, Luật sư có thể đưa ra các ý kiến tư vấn bao gồm nhiều phương án kèm theo hệ quả pháp lý để Khách hàng tự quyết định lựa chọn giải pháp cuối cùng. Mục tiêu được ưu tiên trong các phương án của Luật sư là tính hợp pháp, đặt cao hơn sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và ý muốn của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu này đôi khi lại không dễ đạt được đối với Luật sư nội bộ làm việc trong Doanh nghiệp.

Đặc biệt, đối với một Luật sư nội bộ thì những “thông tin riêng tư” nhất cũng sẽ được Doanh nghiệp chia sẻ “cởi mở” hơn nhiều so với một Luật sư tư vấn theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Việc nắm được nhiều dữ kiện của Doanh nghiệp vừa là thế mạnh nhưng cũng là áp lực của một Luật sư nội bộ. Bởi lẽ, vô hình chung người Luật sư nội bộ bị đặt vào tình huống phải điều chỉnh, cân nhắc kỹ càng hơn gấp nhiều lần, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hệ quả pháp lý bất lợi cho Doanh nghiệp khi đưa ra các giải pháp. Trách nhiệm của Luật sư nội bộ sẽ nặng nề hơn do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của Doanh nghiệp.

Với một Luật sư tư vấn đến từ công ty Luật ngoài thì trách nhiệm tư vấn của Luật sư hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý Hợp đồng. Trái lại, một Luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn chừng nào giải pháp đã lựa chọn chưa được thực hiện xong, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do Doanh nghiệp tự lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của Luật sư.

Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một Luật sư đối với Khách hàng theo pháp luật Luật sư, một Luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người lao động đối với Người sử dụng lao động. Người Luật sư nội bộ hiểu rõ hơn ai hết rằng việc tìm ra cách thuyết phục cho Doanh nghiệp chấp nhận những ý kiến tư vấn và những dự liệu pháp lý của mình quả là một việc không hề đơn giản.

1 236 19/12/2023