Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ sử dụng pháp luật? Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép.

1 392 12/12/2023


Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ sử dụng pháp luật? Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

1. Pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ sử dụng pháp luật? Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật (ảnh 1)

Pháp luật được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Theo khái niệm trên, có thể thấy pháp luật có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Thứ ba: Pháp luật có tính chặt chẽ về hình thức

Như đã phân tích ở trên, pháp luật được xây dựng thông qua các trình tự, thủ tục nhất định. Do đó, khi xây dựng văn bản pháp luật cần tuân thủ quy định về hình thức. Như vậy, những quy định của pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp,... Sự chặt chẽ về hình thức của pháp luật là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định, văn abnr không pahir là pháp luật. Điều này cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về mặt nội dung.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống,...

2. Khái niệm sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép.

Dựa vào khái niệm trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của sử dụng pháp luật được thể hiện trên một số các phương diện sau đây:

- Thứ nhất: Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.

- Thứ hai: Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền. Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.

- Thứ ba: Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng, nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.

3. Ví dụ về sử dụng pháp luật

Ví dụ 1:

A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã dùng chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Sau khi hành vi đó xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe. B và gia đình đã ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do A đã bồi thường cho B.

Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo quy định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã không sử dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một ví dụ cho việc sử dụng pháp luật.

Ví dụ 2:

C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh toán nốt 300 triệu. Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.

Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh toán. Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên.

4. Vai trò của pháp luật

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật đảm bảo cho sự vận hành, tồn tại của xã hội. Pháp luật đươc xây dựng dựa trên những nguyên tắc của đạo đức xã hội, nghề nghiệp. Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội nó còn là công cụ quản lý của nhà nước giúp tạo ra một xã hội có tính trật tự, đề cao ý thức đạo đức, tạo nên một môi trường sống khoa học và lành mạnh hơn

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống, xã hội. Một bộ máy nhà nước có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải có pháp luật để làm phương tiện quản lý. Bởi lẽ, nhà nước không thể đứng ra giải quyết hết mọi vấn đề. Việc để ra pháp luật yêu cầu mọi đối tượng phải tuân thủ giúp cho xã hội vận hành theo những nguyên tắc nhất định mà không cần phải có sự theo dõi sát sao của các cấp chính quyền nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp trong xã hội cũng đã có sự điều chỉnh của pháp luật.

Pháp luật còn lại phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật mọi quốc gia đều có sự quy định rõ ràng và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp luật đặt ra sự công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Ngay cả đối với nhóm yếu thế, pháp luật cũng đặt ra những quy định nhất định để bảo đảm quyền lợi của họ. Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân đều bị cấm và phải chịu những chế tài của pháp luật.

Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ sử dụng pháp luật? Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật (ảnh 1)

Điểm khác nhau

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Chủ thể thực hiện

Tất cả các chủ thể được pháp luật cho phép

Phải có thêm sự tham gia của các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền

Trường hợp thực hiện

Khi thuộc vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

  • Trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.

  • Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.

  • Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.

  • Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác

  • Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.

  • Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.

Hình thức thể hiện

Những quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể

Tất cả các quy phạm pháp luật thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước trao quyền.

Tính bắt buộc thực thi

Có thực hiện hoặc không thực hiện

Bắt buộc phải thực hiện

Việc sử dụng pháp luật có các đặc điểm đặc trưng sau:

  • Hình thức áp dụng pháp luật được thể hiện dưới hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy thuộc vào ý chí và sự lựa chọn của các chủ thể.

  • Mọi chủ thể đều là đối tượng của hình thức sử dụng pháp luật.

  • Hình thức thể hiện của sử dụng pháp luật được biểu thị bởi những quyền hạn của các chủ thể.

1 392 12/12/2023