Quyền an tử là gì? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa? Người nhà hay bác sĩ hỗ trợ an tử cho bệnh nhân có được không?

An tử là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó. Bên cạnh những quan điểm của luật quốc tế về quyền an tử cũng đã có một số quốc gia ghi nhận về vấn đề này.

1 508 06/12/2023


Quyền an tử là gì? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa? Người nhà hay bác sĩ hỗ trợ an tử cho bệnh nhân có được không?

1. An tử là gì?

Về mặt khái niệm, thuật ngữ “an tử” (trong tiếng Trung) hay “euthanasia” (trong tiếng Anh) hay “euthanasie” (trong tiếng Pháp) được cho là bắt nguồn từ thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp (trong đó: “eu”“tốt”“thanatos”“chết”. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này.

Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa) theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (“a dependent human being”) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó”.

Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó.

2. Quyền an tử là gì?

Đi kèm với an tử là vấn đề “quyền an tử” (hay “quyền được chết” - “right to die”). Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt ra ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, theo đó “quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính thức. Đối với những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem là một quyền thực tế, nghĩa là, nó thể hiện mong muốn của một người muốn được phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp); hoặc cũng có thể nó được các nhà lập pháp và các nhà khoa học “ngầm thừa nhận” là một quyền nhân thân.

Quyền an tử là gì? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa? Người nhà hay bác sĩ hỗ trợ an tử cho bệnh nhân có được không? (ảnh 1)

3. Vấn đề quyền an tử trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới

Hiện nay, số lượng các quốc gia đã hợp pháp hóa an tử và trợ tử còn rất ít. Tính đến thời điểm (tháng 5-2015), mới chỉ có 4 quốc gia hợp pháp hóa an tử gồm: Hà Lan, Bỉ, Anbani và Lúcxămbua; có 4 quốc gia đã hợp pháp hóa trợ tử gồm: Thụy Sỹ, Đức, Mỹ (ở 4 bang Ồrêgôn, Oasinhtơn, Montana và Vơmơn), và Canada (tỉnh Quêbếch). Dưới đây là một số khái quát về thực tiễn cũng như pháp luật về an tử và trợ tử ở một số quốc gia này.

3.1. Quyền an tử trong pháp luật của Hà Lan

Đạo luật (thủ tục xem xét) chấm dứt cuộc sống theo yêu cầu và trợ tử (“Termination of Life on Request and Assisted Suicide” [Review Procedures] Act) có hiệu lực vào ngày 01-4-2002. Đạo luật này hợp pháp hóa an tử và trợ tử trong những trường hợp và hoàn cảnh rất đặc biệt và phải thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) Nỗi đau của bệnh nhân là không thể chịu đựng được và không có triển vọng cải thiện;

(ii) Yêu cầu an tử của bệnh nhân phải tự nguyện (không chịu ảnh hưỏng của người khác, tâm lý bệnh tật hoặc của thuốc) và kiên trì theo thời gian;

(iii) Bệnh nhân phải nhận thức được đầy đủ về tình trạng của mình, triển vọng và các lựa chọn;

(iv) Phải có sự tham vấn với ít nhất một bác sĩ độc lập khác là người mà cần xác nhận các điều kiện nêu trên;

(v) Cái chết phải được thực hiện theo cách phù hợp về mặt y tế bỏi bác sĩ hoặc bệnh nhân và bác sĩ phải có mặt;

(vi) Bệnh nhân ít nhất 12 tuổi (bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi đòi hỏi có sự chấp thuận của cha mẹ).

Về số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan, theo nguồn số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 7 năm, con số đã tăng lên gấp gần 2,5 lần và dự đoán xu hướng sẽ tiếp tục tăng.

3.2. Quyền an tử trong pháp luật của Bỉ

Đạo luật về an tử của Bỉ (“The Belgian Act on Euthanasia”) được thông qua vào ngày 28-5-2002 và được sửa đổi bởi Luật ngày 13-02-2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau: bác sĩ thực hiện an tử không phạm tội hình sự khi họ bảo đảm rằng:

(i) Bệnh nhân là một người trưỗng thành có năng lực phấp lý, trẻ vị thành niên sống tự lập (“emancipated minof) có năng lực pháp lý, hoặc trẻ vị thành niên có năng lực về nhận thức và ý thức tại thời điểm đưa ra yêu cầu;

(ii) Yêu cầu là tự nguyện, được xem xét thận trọng và được lặp lại (nhiều lần) và không là kết quả của bất kỳ áp lực bên ngoài nào;

(iii) Bệnh nhân là người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên sống tự lập ỏ trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi, và đau khổ thể xác hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bỗi bệnh tật hoặc tai nạn;

(iv) Trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn.

Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; vởi trẻ vị thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm lý học và thông báo về lý do được tham Vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên sẽ cần sự đồng ý của người đại diện hợp pháp.

Về số lượng các trường hợp an tử đã thực hiện ở Bỉ, theo thống kê sau 10 năm luật có hiệu lực, con số luôn có chiều hướng tăng. Trong 2 năm tiếp theo (2012 và 2013), con số lần lượt là 1.432 và 1.816 trường hợp.

3.3. Quyền an tử trong pháp luật của Mỹ

Ở Mỹ, Chính phủ Liên bang và tất cả 50 bang và Quận Colombia đều nghiêm cấm an tử theo luật về tội giết người nói chung. Chính phủ Liên bang không có luật về trợ tử mà những luật này thường chỉ được sử dụng ở cấp bang. Hiện tại, có 3 bang là Ôrêgôn, Vơmơn và Oasinhtơn thông qua luật hợp pháp hóa trợ tử; 1 bang là Montana hợp pháp hóa trợ tử qua phán quyết của Tòa án Tối cao (của bang). Điểm chung là bệnh nhân phải cư trú trên lãnh thổ của các bang và phải thỏa mãn các điều kiện:

(i) Độ tuổi tối thiểu của bệnh nhân là 18;

(ii) Bệnh nhân có khả năng thực hiện và truyền đạt các quyết định chăm sóc y tế cho mình;

(iii) Thời gian dự kiến cái chết sẽ xảy ra trong 6 tháng hoặc ít hơn;

(iv) Yêu cầu được thực hiện 2 lần bằng miệng (cách nhau ít nhất 15 ngày) và 1 lần bằng văn bản.

Qua các biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ số bệnh nhân thực hiện cái chết/được kê đơn ở Ôrêgôn (trong 17 năm) dao động trong khoảng từ 55 đến 70% và xu hướng thực hiện cái chết là tăng nhẹ. Ở Oasinhtơn, tỷ lệ này là cao hơn (từ 92 đến 99%) và xu hướng tăng cũng rõ hơn.

3.4. Quyền an tử trong pháp luật củaThụy Sỹ

Ở Thụy Sy, không có luật về an tử hay trợ tử. Mọi dạng an tử chủ động đều bị cấm, và luật chỉ cho phép trợ tử. Sự cho phép này được suy ra từ Điều 115 Bộ luật hình sự của Thụy Sỹ (có hiệu lực từ năm 1942), trong đó quy định rằng: “Xúi giục và hỗ trợ tự tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử mà sau đó người này thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tủ thì sẽ phải chịu án tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền”. Như vậy, trợ tử chỉ bị coi là tội phạm khi động cơ thực hiện là “ích kỷ” (ví dụ: thu lợi cá nhân).

Về số lượng các trường hợp thực hiện trợ tử ở Thụy Sỹ, số liệu thống kê cho thấy một xu hướng tăng mạnh. Và có một điểm đáng chú ý đó là do luật của Thụy Sỹ về trợ tử là không rõ ràng, do đó, ngày càng có nhiều du khách đến quốc gia này chỉ với mục đích là để kết thúc cuộc sống của mình (tự tử), chiếm từ 25 đến 30% số trường hợp được hỗ trợ tự tử mỗi năm (tính từ năm 2008 đến năm 2012).

Trên đây là một số khái quát về thực tiễn và pháp luật về an tử và trợ tử ở một số quốc gia điển hình mà có số lượng các trường hợp mỗi năm là tương đối lớn. Từ những nội dung đã trình bày cho thấy, một mặt, nó phản ánh nhu cầu hưỏng thụ quyền an tử trên thực tế ngày càng tăng; mặt khác, nó cũng cho thấy những mối lo ngại như những tranh luận phản đối an tử đã đưa ra. Dường như xu hướng “trượt dốc” (“slippery slope”) đang diễn ra khi số lượng các trường hợp an tử và trợ tử tăng rất nhanh (ở Hà Lan, Bỉ và Thụy Sỹ); đồng thời đối tượng được an tử và trợ tử đã dần được mở rộng (ở Thụy Sỹ). Một vấn đề nữa là sự không rõ ràng và chặt chẽ của pháp luật đã dẫn đến những hệ quả không được dự đoán trước. Đây là những thực tiễn có giá trị tham khảo đối với các nhà lập pháp Việt Nam khi xem xét vấn đề quyền an tử.

4. Việt Nam có quy định quyền an tử chưa?

Quyền an tử là gì? Việt Nam có quy định quyền an tử chưa? Người nhà hay bác sĩ hỗ trợ an tử cho bệnh nhân có được không? (ảnh 1)

An tử hay còn gọi là quyền được chết, nhằm để chỉ trường hợp một người mong muốn được chấm dứt cuộc sống bằng những cách thức ít đau đớn nhất có thể, thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa.

Về quyền an tử từ trước đến nay luôn nhận được sự quan tâm của các quốc gia và các tổ chức nhân quyền. Hiện nay một số nước đã luật hóa quyền an tử như là Hà Lan, Bỉ, Albania, và Luxembourg. Hay Thụy Sỹ, Đức, Mỹ (ở 4 bang Oregon, Washington, Montana, và Vermont), và Canada (tỉnh Quebec) đã hợp thức hóa hình thức trợ tử.

Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa được luật hóa. Cụ thể Hiến pháp hiện nay không có quy định đề cập đến quyền được chết, mà chỉ nêu rõ về quyền được sống tại Điều 19 Hiến pháp 2013 như sau:

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Theo đó, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ và không ai có quyền tước đoạt tính mạng người khác, trừ trường hợp tội phạm chịu hình phạt tử hình, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết,... theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, quyền an tử chưa được công nhận tại Việt Nam, mọi hành vi an tử đều bị coi là hành vi xâm phạm tính mạng người khác trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Người nhà hay bác sĩ an tử cho bệnh nhân có được không?

Như đã trình bày bên trên, do nước ta hiện nay chưa công nhận quyền được chết của bất kỳ ai. Do đó, bệnh nhân dù đang trong giai đoạn không thể cứu chữa, hay bị bệnh tật dày vò gây đau khổ thì cũng không có bất kỳ ai được quyền hỗ trợ chết cho bệnh nhân.

Đối với bác sĩ - người hành nghề khám chữa bệnh có trách nhiệm khám chữa bệnh, cứu người mà không có quyền tước đoạt tính mạng bệnh nhân, cụ thể Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định:

Nghĩa vụ đối với người bệnh

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

Còn đối với trường hợp người nhà bệnh nhân thực hiện hành vi an tử theo mong muốn của bệnh nhân thì đây vẫn bị xem là hành vi xâm phạm tính mạng người khác trái pháp luật.

Như vậy, dù là bác sĩ hay người nhà bệnh nhân thực hiện hành vi trợ tử, an tử bệnh nhân đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Giết người, căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt của Tội Giết người như sau:

Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

1 508 06/12/2023