Chính sách xã hội là gì? Nội dung chính sách xã hội trong Hiến Pháp?

Chính sách xã hội được hiểu là bộ phận cấu thành chính sách chung của đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của con người, từ điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội.

1 254 02/01/2024


Chính sách xã hội là gì? Nội dung chính sách xã hội trong Hiến Pháp?

1. Khái niệm chính sách xã hội

Chính sách xã hội là gì? Nội dung chính sách xã hội trong Hiến Pháp? (ảnh 1)

Hiến pháp năm 2013 là bước phát triển mới của lịch sử lập hiến nước ta trong việc thể chế hóa những tư tưởng, quan điểm và nội dung cơ bản của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Các quy định về chính sách xã hội được thể hiện chủ yếu trong Chương III - Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường và một số quy định trong Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Một trong những yêu cầu cơ bản, quan trọng của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của chúng với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là tiền đề để phát triển chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, sự công bằng và tiến bộ được thực hiện qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh. Chính sách xã hội phải đạt được những mục tiêu đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ nghĩa bình quân.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, phải đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Chính sách xã hội hợp lý là tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững, quan tâm đến lợi ích và phát huy được tiềm năng lao động sáng tạo của tất cả các giai cấp và tầng lớp dân cư trong xã hội. về chính sách xã hội tiến bộ và nhân đạo, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:

“Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế vón phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sổng vật chất và đời sống tỉnh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã chỉ ra 4 định hướng cơ bản để thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển:

1) Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập. Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù họp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cùa hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2) Bảo đảm an sinh xã hội: tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, lĩnh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...

3) Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

4) Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma túy. Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm, giảm thiểu tác hại của các tệ nạn xã hội...

2. Nội dung cơ bản của chính sách xã hội theo Hiến pháp năm 2013

Chính sách xã hội là gì? Nội dung chính sách xã hội trong Hiến Pháp? (ảnh 1)

Chính sách xã hội ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới bao gồm:

  • chính sách an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo;
  • chính sách về sức khỏe cộng đồng;
  • chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
  • chính sách ưu tiên thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Điều 58);
  • Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước (khoản 1 Điều 59);
  • Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác (khoản 2 Điều 59);
  • Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở (khoản 3 Điều 59);...

Để đưa các chính sách xã hội vào thực tiễn đời sống, các chính sách xã hội cần được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.

1 254 02/01/2024