Quy tắc Hague-Visby là gì? Đối tượng & Mục tiêu của quy tắc Hague-Visby

Quy tắc Hague-Visby là một thỏa thuận quốc tế quan trọng về quyền lợi và trách nhiệm trong vận chuyển hàng hóa bằng biển. Nó ảnh hưởng đến việc xử lý tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch xuất nhập khẩu. Và để hiểu chi tiết hơn, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Vietjack.me nhé!

1 765 21/03/2024


Quy tắc Hague-Visby là gì? Đối tượng & Mục tiêu của quy tắc Hague-Visby

1. Quy tắc Hague-Visby là gì?

Quy tắc Hague-Visby là gì? Đối tượng & Mục tiêu của quy tắc Hague-Visby (ảnh 1)

Quy tắc Hague, hay còn gọi là Hague Rules, là một bộ luật quốc tế quy định về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, xác định quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và chủ hàng. Được ký kết tại hội nghị quốc tế tại Brussels (Bỉ) vào ngày 25/8/1924.

Tên đầy đủ của quy tắc này là “Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc vé vận đơn, ký tại Brussels ngày 25/8/1924”. Quy tắc Hague-Visby, hay còn gọi là Hague-Visby Rules, là phiên bản sửa đổi của quy tắc Hague, được thông qua tại hội nghị quốc tế tại Brussels (Bỉ) vào ngày 23/2/1968, thường được gọi tắt là “Nghị định thư Visby 1968”.

2. Chi tiết về quy tắc Hague-Visby

  • Quy tắc Hague-Visby 1968 được ký kết tại hội nghị quốc tế về luật biển lần thứ 12 vào ngày 23/2/1968.
  • Quy định của quy tắc này áp dụng cho các vận đơn liên quan đến vận chuyển hàng hóa giữa các cảng của hai quốc gia khác nhau.
  • Qui định cũng áp dụng khi vận đơn được phát hành từ một quốc gia thành viên hoặc vận chuyển từ một cảng của một quốc gia thành viên.
  • Hợp đồng được nêu trong vận đơn hoặc được chứng minh bằng vận đơn cũng phải tuân thủ quy tắc này.
  • Quy tắc này không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào có liên quan.
  • Người vận chuyển chịu trách nhiệm về hàng hóa từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất phát cho đến khi được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đích.
  • Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm của người vận chuyển bao gồm hành vi của thủy trưởng, hỏa tiêu, sự kiện trên biển, thiên tai, hành động chiến tranh và các nguyên nhân khác không phải do người vận chuyển gây ra.

3. Đối tượng điều chỉnh của quy tắc Hague-Visby

  • Quy tắc Hague-Visby điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu, người chuyên chở hoặc đại lý của họ với chủ hàng và người nhận hàng.
  • Quan hệ này là một phần của hợp đồng, có đền bù và song vụ.
  • Tuy nhiên, có sự bất bình đẳng do vị thế khác nhau của các bên trong mục đích thương mại và tình thế của họ.

4. Mục tiêu chính của quy tắc Hague-Visby

Quy tắc Hague-Visby là gì? Đối tượng & Mục tiêu của quy tắc Hague-Visby (ảnh 1)

  • Mục tiêu là điều hoà mối quan hệ giữa các bên có quyền lợi về vận tải và hàng hóa thông qua luật pháp quốc tế.
  • Tiêu chuẩn hóa những điều kiện quan trọng của vận tải đường biển.
  • Tạo ra sự cân đối giữa các bên chủ hàng và chủ tàu trong phân chia rủi ro.
  • Quy định các nghĩa vụ cao nhất cho chủ tàu, bảo vệ hợp lý và giới hạn trách nhiệm của họ.
  • Cho phép chủ tàu giới hạn trách nhiệm đối với mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa thông qua giới hạn bồi thường.
  • Nhấn mạnh vào việc cân nhắc giữa quyền lợi của các bên liên quan.

Nghị định sửa đổi năm 1968, tạo thành quy tắc Hague – Visby, điều chỉnh và hoàn thiện hơn các quy định, đồng thời thích nghi với những biến động thực tế trong ngành hàng hải. Quy tắc này tuy chưa hoàn hảo nhưng đã xây dựng được một trật tự pháp lý ổn định trong lĩnh vực phức tạp này.

1 765 21/03/2024