Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì? Ý nghĩa và thủ tục phúc thẩm

Thủ tục xét xử phúc phẩm là cách thức, trình tự tiến hành xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

1 101 lượt xem


Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì? Ý nghĩa và thủ tục phúc thẩm

1. Quy định chung về xét xử phúc thẩm

Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì? Ý nghĩa và thủ tục phúc thẩm (ảnh 1)

Mục đích của việc xét xử phúc thẩm là nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, sửa chữa những sai lầm và vi phạm của toà án sơ thẩm nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật.

Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo của những người có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xét xử đối với phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Phần còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị chỉ được xem xét nếu có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Khi xét xử, toà án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn; huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên.

2. Xét xử phúc thẩm là gì?

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.

2.1. Xét xử phúc thẩm dân sự

"Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị."

Về bản chất, phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiển đối với một vụ án mà là lần xét xử thứ hai. Thủ tục phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Đây cũng là nội dung của nguyên tắc xét xử hai cấp mà hệ thống tòa án của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm tính thận trọng cho các phán quyết nhân danh nhà nước. Tính chất của xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 242 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Thủ tục phúc thẩm là một trong những thủ tục tố tụng được quy định ngay từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về tố tụng dân sự. Trong Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 quy định về sự phân công giữa các nhân viên trong tòa án đã quy định tòa án đệ nhị cấp có thẩm quyền phúc thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án sơ cấp, tòa thượng thẩm có thẩm quyền chung thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án đệ nhị cấp. Đến các luật tổ chức tòa án nhân dân, các Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành sau này, phúc thẩm được ghi nhận như một nội dung không thể thiếu được của hoạt động xét xử của các tòa án.

Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì? Ý nghĩa và thủ tục phúc thẩm (ảnh 1)

2.2. Xét xử phúc thẩm hình sự

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định xề xét xử phúc thẩm hình sự như sau:

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Như vậy, nhìn chung, bản chất của xét xử phúc thẩm dân sự và hình sự là giống nhau. Những quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

3. Ý nghĩa của phúc thẩm

Việc phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án, bảo đảm bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà.

Thông qua phúc thẩm, tòa án cấp trên có thể kiểm ưa hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, qua đó có thể rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại các tòa án.

4. Thủ tục phúc thẩm

Về bản chất, phúc thẩm là việc các bên liên quan kháng cáo, kháng nghị về những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

4.1. Người có quyền kháng cáo

- Đối với bản án, quyết định dân sư của Tòa án:

Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định dân sự của Tòa án là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Họ quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

- Đối với bản án, quyết định hình sự của Tòa án:

Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự của Tòa án bao gồm những chủ thể sau:

- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Thủ tục xét xử phúc thẩm là gì? Ý nghĩa và thủ tục phúc thẩm (ảnh 1)

4.2. Thủ tục kháng cáo

Người kháng cáo phải nộp đơn kháng cáo đến cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nhân dân có thẩm quyền). Đơn kháng cáo phải bao gồm các nôi dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Riêng đối với trường hợp kháng cáo các bản án, quyết định dân sự của Tòa án có yêu cầu chi tiết về chủ thể thực hiện quyền kháng cáo như sau:

2. Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Người kháng cáo quy định tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.

8. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

1 101 lượt xem