Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024]

1 593 01/08/2023


Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024]

1. Chứng Chỉ Hành Nghề Công Ty Xây Dựng Là Gì?

Là bản đánh giá năng lực rút gọn của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng và sở xây dựng các địa phương đối với tổ chức, công ty tham gia hoạt động xây dựng. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không chỉ là điều kiện để các doanh nghiệp/ tổ chức tham gia hoạt động vào lĩnh vực xây dựng mà nó còn thể hiện quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024] (ảnh 1)

2. Chứng Chỉ Hành Nghề Công Ty Xây Dựng Có Bắt Buộc Không?

Chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc không?” là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, theo điều 59 đến điều 67 Nghị định 100/2018/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng quy định cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng. Bởi, nó chính là điều kiện để các doanh nghiệp/ tổ chức hoạt động trong xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dụng quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề năng lực công ty xây dựng (hay gọi là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng) là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nghị định 42/2017/NĐ-CP, điều 57 quy định rõ: không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không được tham gia đấu thầu.

Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực của kỹ sư xây dựng. Nếu muốn tham gia vào các dự án xây dựng yêu cầu có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thì bạn nhất định phải xin cấp loại chứng chỉ này.

3. Có phải tất cả các hoạt động xây dựng của công ty/doanh nghiệp đều phải xin cấp chứng chỉ hành nghề không?

Căn cứ tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng, công ty/doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng xây dựng thì phải xin cấp chứng chỉ hành nghề, trừ một số trường hợp pháp luật quy định khác. 

Cụ thể, các công ty/doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn xây dựng đầu tư xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; Kiểm định xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì phải có đủ điều kiện năng lực được quy định tại Nghị định Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Tuy nhiên, có một số công việc ngoại lệ không yêu cầu các công ty/doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng, bao gồm:

– Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;

– Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

– Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

– Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

– Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

– Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

4. Những Khó Khăn Thường Gặp Khi Xin Cấp Chứng Chỉ

Doanh nghiệp của bạn đang có những dự án cần phải có chứng chỉ năng lực họat động xây dựng? Nhưng bạn thường gặp với những vấn đề sau đề sau:

- Lo lắng về năng lực xây dựng của doanh nghiệp mình?

- Không nắm rõ quy trình làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

- Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề năng lực công ty, tổ chức xây dựng là gì?

- Hồ sơ thủ tục gồm những gì? Chi phí bao nhiêu?

- Kê khai hồ sơ như nào cho chính xác?

- Công ty bạn không tự phân loại cấp và loại công trình dẫn đến đánh sai hạng năng lực.

Đây những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tìm hiểu, triển khai cách làm của hầu hết các doanh nghiệp/ tổ chức khi xin cấp chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp xây dựng. Đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Nam Bộ như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,… Khoảng cách địa lý đến Bộ Xây Dựng khiến các doanh nghiệp không chỉ khó khăn trong giải đáp thắc mắc mà còn quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục khi kê khai khi sai sót.

Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024] (ảnh 1)

5. Điều kiện khi xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty/doanh nghiệp

5.1. Điều kiện chung

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Có đăng ký ngành nghề phù hợp với lĩnh vực xây dựng công trình

– Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về xây dựng đầu tư xây dựng.

5.2. Điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng

* Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

– Điều kiện chung đối với các hạng như sau:

+ Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;

+ Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

– Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

* Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng đối với các hạng năng lực như sau:

– Hạng l:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

– Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

* Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

– Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I;

+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên;

+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.

– Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên;

+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận,

* Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

+ Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

+ Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

+ Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

+ Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

– Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

+ Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;

+ Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

– Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;

+ Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

– Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

* Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

– Hạng II;

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

– Hạng III:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

– Phạm vi hoạt động:

+ Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiểm định;

– Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

* Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

– Hạng II:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên.

– Hạng III:

+ Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;

+ Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Phạm vi hoạt động:

+ Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;

+ Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống;

+ Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024] (ảnh 1)

6. Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp xây dựng

Quy định cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói chung đều có một quy trình cụ thể. Với chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng cũng không là ngoại lệ. Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng sẽ bao gồm các bước sau:

- Đội ngũ chuyên gia tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, tư vấn giải đáp thắc mắc.

- Hướng dẫn kê khai hồ sơ cho quý khách hàng chuẩn chỉnh nhất.

- Đánh giá tính khả thi và thứ hạng năng lực của hồ sơ.

- Tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ và gửi trực tiếp lên Bộ, Sở Xây dựng.

- Cập nhật tình hình cấp chứng chỉ cho quý khách hàng.

- Trao chứng chỉ đến tận tay khách hàng.

7. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng

Các giấy tờ cho bộ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng được quy định rõ trong các thông tư, nghị định của Chính Phủ. Khi xin cấp chứng chỉ hành nghề công ty xây dựng các doanh nghiệp/ tổ chức cần chuẩn bị những loại giấy tời sau:

1. Đơn đề nghị theo mẫu của Bộ Xây Dựng và Sở Xây Dựng.

2. Giấy chứng nhận ĐKDN hoặc quyết định thành lập tổ chức công ty (Ảnh màu hoặc scan từ bản chính).

3. Quy trình quản lý thực hiện công việc.

4. Hệ thống QLCL tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp (ISO).

5. Báo cáo tài chính hoạt động trong 3 năm gần nhất.

6. Bản khái kinh nghiệm công tác chuyên môn và xác định hạng của chính chỉ theo phụ lục 01TT/24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016.

7. Danh sách, văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kĩ thuật (nếu có) liên quan về kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo phụ lục 04 (Ảnh màu hoặc scan từ bản chính).

8. Các hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (Mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 BBNT).

Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024] (ảnh 1)

8. Ngành Xây dựng nằm trong Top ngành Hot

  Có cần chứng chỉ công ty xây dựng không? Mới nhất [Năm 2024] (ảnh 1)

Xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy, một đất nước muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng (đường sá, bến bãi, trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên…) phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Ai cũng cần có nhà để ở, có trường để học, có bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, có siêu thị để mua sắm, có các công trình hiện đại để làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn…

Khi các nhu cầu của con người ngày càng lớn thì nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành xây dựng càng gia tăng. Đây chính là lý do, ngành xây dựng luôn được đề cao trong mọi thời đại, mọi bối cảnh kinh tế - xã hội.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng vị trí top 10 trên thị trường lao động của nhóm ngành xây dựng vẫn sẽ giữ nguyên thứ hạng trong nhũng năm sắp tới. Do đó, ngành xây dựng sẽ mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội việc làm đáng mơ ước.

1 593 01/08/2023