Hợp đồng tín dụng là gì? Hợp đồng thế chấp là gì? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp

Thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến hiện nay và đang rất được sự quan tâm. Nhiều người thắc mắc về hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng khác nhau như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1 346 11/01/2024


Hợp đồng tín dụng là gì? Hợp đồng thế chấp là gì? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp

1. Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng như thế nào?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng(bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.

Đặc điểm

- Một bên trong hợp đồng là tổ chức tín dụng, bên còn lại là tổ chức, cá nhân.

- Hình thức giao kết bắt buộc phải bằng văn bản có quy định nội dung theo yêu cầu

- Tính rủi ro là cao vì hợp đồng có số tiền lớn

Hợp đồng tín dụng là gì? Hợp đồng thế chấp là gì? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp (ảnh 1)

Nội dung của hợp đồng

- Các bên trong hợp đồng gồm bên vay và bên cho vay

- Khoản vay: số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay.

- Hình thức bảo đảm tiền vay

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng

- Vi phạm hợp đồng, cách xử lý khi vi phạm, các yếu tố vi phạm

- Hiệu lực hợp đồng bắt đầu và kết thúc

- Thỏa thuận hợp đồng khác nếu các bên có

Theo đó, phải phù hợp với luật tổ chức tín dụng, quy chế cho vay và văn bản liên quan

Thỏa thuận khác

- Tổ chức tín dụng có thể quy định ra hạn thời hạn trả tiền thêm nhưng thời gian gia hạn do 2 bên thỏa thuận, lãi suất gia hạn do 2 bên thỏa, lãi suất không vượt quá 150% lãi suất hợp đồng đã ký kết.

- Điều chỉnh kỳ hạn: khi trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng đến kỳ hạn trả không trả được, tổ chức tín dụng có thể xem xét để cho trả vào kỳ hạn sau. Nếu không được, tổ chức tín dụng có thể coi là chậm trả, coi là vi phạm hợp đồng.

2. Quy định pháp luật về hợp đồng thế chấp như thế nào?

Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, theo đó, bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định Thế chấp tài sản là việc một bên ( bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền được gọi là bên nhận thế chấp. Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung. Bên thế chấp tài sản có thể chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, có thể là người thứ ba thế chấp (quyền sử dụng đất ) bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

3. Hợp đồng tín dụng có bảo đảm thế chấp tài sản có đặc điểm pháp lý như thế nào?

Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản có những đặc trưng pháp lý sau đây:

- Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản, do bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng nên việc kiểm soát của bên nhận thế chấp đối với tài sản bảo đảm có phần khó khăn hơn.

- Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm nói chung và bảo đảm bằng thế chấp tài sản nói riêng, luôn tồn tại mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng thế chấp (hợp đồng bảo đảm tiền vay).

4. Tư vấn tách hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là gì? Hợp đồng thế chấp là gì? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp (ảnh 1)

Tiêu chí Hợp đồng thế chấp Hợp đồng tín dụng
Hình thức Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản Hình thức bắt buộc bằng văn bản
Đối tượng Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp Đối tượng luôn là tiền
Chủ thể Tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Bên cho vay là tổ chức tín dụng, bên bên vay là tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện quy định
Phân loại

- Hợp đồng vay không kỳ hạn

- Hợp đồng vay có kỳ hạn

- Cho vay ngắn hạn

- Cho vay trung hạn

- Cho vay dài hạn

Lãi suất Lãi suất do các bên thỏa thuận (có thể có lãi hoặc không có lãi) Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp ngân hàng nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa
Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

Quyền của bên thế chấp: Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên thế chấp, cụ thể:

- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Nghĩa vụ của bên thế chấp: Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định

- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Quyền của bên nhận thế chấp: Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp, cụ thể:

- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp: Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ bên nhận thế chấp như sau:

- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay được thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đi vay
Cơ sở pháp lý Bộ luật Dân sự năm 2015

- Luật Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

1 346 11/01/2024