Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Những tác động tích cực và tiêu cực của Hội nhập kinh tế quốc tế? Và có các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế nào? Cùng tìm hiểu với Vietjack.me nhé!

1 463 20/03/2024


Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

1. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế (ảnh 1)

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.

Trong hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế là giai đoạn phát triển cao mà mỗi quốc gia sẽ tham gia vào quá trình áp dụng, xây dựng các quy tắc và luật lệ của cộng đồng. Khi đó các thành viên sẽ chịu sự ràng buộc theo các quy định chung của cả khối kinh tế. Nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp và đạt lợi ích cho dân tộc mình.

2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế (ảnh 1)

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản, nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc te đem lại nhiều tác động tích cực cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực.

2.1. Tác động tích cực

- Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.

- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.

- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.

- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.

- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Tác động tiêu cực

- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.

- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.

- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm truyền thống.

- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.

- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.

3. Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường. Từ đó, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới.

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển cần mở rộng thị trường để giao lưu hàng hóa. Đầu tư và chuyển giao công nghệ với các nước, bên cạnh đó là khai thác nguồn lực như tài nguyên, lao động và thị trường… từ bên ngoài. Nhờ vậy, củng cố nền kinh tế và chính trị của quốc gia trên thế giới.

Những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển hơn. Nhờ vậy, có thể chủ động được vốn, công nghệ và tìm cơ hội để xuất khẩu hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế mang tính hai chiều và diễn ra ngày càng sâu sắc với nhiều cấp độ. Xu hướng ngày càng toàn diện với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cho thấy, đây là xu thế lớn và mang nhiều đặc trưng. Đồng thời chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế làm cấu trúc hệ thống thế giới thay đổi cũng như các chủ thể tham gia.

4. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế (ảnh 1)

Như đã nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trên toàn cầu vì những lợi ích mang lại. Có thế nói, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển và nâng cao đời sống phải nỗ lực hết mình để hội nhập vào kinh tế chung của thế giới.

Tuy nhiên, mục tiêu đề ra không phải đạt được như mong đợi vì còn nhiều trở ngại, đây được xem là thách thức của nước ta hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này nên nhà nước ta luôn cố gắng để nghiên cứu bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đề ra những giải pháp hữu ích cho tiến trình hội nhập.

Nước ta đang trên đà phát triển, nhưng con đường hội nhập vẫn còn nhiều chông gai. Ở mỗi khu vực trong lãnh thổ phải cần phát huy tinh thần hội nhập, đẩy mạnh nội lực để cạnh tranh phát triển. Tận dụng những thế mạnh của mình, đồng thời hạn chế những bất cập của quá trình hội nhập.

5. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

5.1. Hợp tác kinh tế song phương

Khi nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương. Loại hình này có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do song phương…

5.2. Hội nhập kinh tế khu vực

Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hướng khu vực hóa ngày càng phát triển. Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự thay đổi. Các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực ở các cấp độ từ thấp đến cao như:

– Khu vực Mậu dịch tự do (FTA)

– Liên minh Hải quan (CU)

– Thị trường chung (CM)

– Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU).

1 463 20/03/2024