Hợp đồng lao động là gì? Hiện nay có những loại hợp đồng lao động nào?
Khi giao kết hợp đồng lao động, căn cứ vào tính chất công việc cũng như điều kiện thực tể của mỗi bên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ lựa chọn và quyết định loại hợp đồng lao động để giao kết. Bài viết dưới đây phân tích và làm rõ các loại hợp đồng lao động theo quy định hiện nay
Hợp đồng lao động là gì? Hiện nay có những loại hợp đồng lao động nào?
1. Khái niệm hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.
2. Phân loại hợp đồng lao động
Bộ luật lao động năm 2012 quy định 3 loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng. Bộ luật lao động năm 2019 quy định hợp đồng lao động gồm có các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, các bên không bị ràng buộc với nhau về thời gian. Bởi vậy, hợp đồng này thường là lâu dài nên được áp dụng cho những công việc có chất thường xuyên liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời gian kết thúc trên 36 tháng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp khi hết thời hạn hợp đồng nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc.
Theo Điều 20, Bộ luật lao động năm 2019, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới, trong thời gian chưa kí kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết. Trường họp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không kí hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đặc biệt, để bảo vệ người lao động, hướng tới việc sử dụng lao động lâu dài, tránh tình trạng người sử dụng lao động không kí hợp đồng lao động dài hạn với người lao động, pháp luật còn quy định về số lượng lần các bên được quyền kí hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trường hợp người lao động làm việc liên tục cho một người sử dụng lao động thì chỉ được quyền kí 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu người đó vẫn tiếp tục làm việc thì lần thứ 3 phải kí họp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt.
3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa rằng khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết về hợp đồng lao động, bất kể hành vi lừa gạt, cưỡng bức đều có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu.
Nguyễn tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.
Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể
Đây là nguyên tắc chung không những đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tuy nhiên sự tự do thỏa thuận ở đây phải nằm trong khuôn khổ. Khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
4. Trình tự giao kết hợp đồng lao động
- Đề nghị giao kết hợp đồng lao động
Đề nghị giao kết hợp đồng là bước đầu tiên trong trình tự giao kết hợp đồng lao động. Bởi khi một người muốn giao kết hợp đồng thì ý muốn đó phải được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định để phía đối tác biết được ý muốn đó và từ đó mới có thể dẫn đến việc giao kết hợp đồng.
Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động nên chủ thể đề nghị giao kết hợp đồng lao động có thể là người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động nếu có nhu cầu giao kết hợp đồng lao động sẽ đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng lao động với người lao động và ngược lại nếu người lao động có nhu cầu giao kết hợp đồng cũng có thể đưa ra lời đề nghị với người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, quy định về bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh và các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp ở giai đoạn này chỉ là những thông tin cơ bản nhất về điều kiện, khả năng của mỗi bên. Trên thực tế, mức độ cung cấp thông tin (đặc biệt là về phía người sử dụng lao động như về bí mật công nghệ kinh doanh...) còn phụ thuộc vào quy chế của doanh nghiệp cũng như thoả thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động trong thoả ước lao động tập thể.
- Đàm phán, thương lượng nội dung hợp đồng lao động
Đàm phán thương lượng hợp đồng là giai đoạn thứ hai của quá trình giao kết hợp đồng lao động. Đây có thể được xem là giai đoạn quan trọng của quá trình giao kết họp đồng bởi họp đồng lao động có được giao kết hay không, quyền lợi của các bên ữong quan hệ lao động cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này. Ở giai đoạn này, các bên sẽ đưa ra các vấn đề (các điều khoản của hợp đồng) để hai bên cùng nhau thương lượng, thoả thuận. Việc thương lượng, thoả thuận của các bên trong giai đoạn này sẽ được tuân theo các nguyên tắc của việc giao kết họp đồng lao động. Điều đó có nghĩa, các bên được quyền tự do và bình đẳng khi đưa ra các vấn đề; được tự do và bình đẳng trong việc đàm phán, thương lượng với nhau về các điềụ khoản...
- Giao kết hợp đồng lao động
Sau khi đàm phán, thương lượng đạt được kết quả, các bên đã thống nhất được với nhau những điều khoản trong hợp đồng lao động, bước tiếp theo là các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Đối với hợp đồng lao động giao kết bằng văn bản thì đây chính là giai đoạn các bên ghi các điều khoản đã thoả thuận vào trong bản hợp đồng và các bên cùng kí vào hợp đồng. Đối với hợp đông lao động bằng miệng thì đây chính là giai đoạn các bên thống nhất lại với nhau một lần nữa các điều khoản đã thoả thuận, về mặt pháp lí đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì hành vi giao kết hợp đồng lao động được coi là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như đối với công việc dưới 12 tháng, công việc theo mùa vụ) thì nhóm người từ 18 tuổi trở lên có thể uỷ quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Tuy nhiên, hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ kí của từng người lao động. Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Để bảo vệ người lao động, pháp luật còn quy định những hành vi người sử dụng lao động không được phép thực hiện khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Đó là giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động; yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện họp đồng hay buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động (theo Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019). Đây là những biện pháp mà trên thực tế người sử dụng lao động hay áp dụng nhằm ràng buộc người lao động, buộc họ phải thực hiện họp đồng. Tuy nhiên, những biện pháp này ảnh hưởng đến quyền tự do việc làm của người lao động và dễ dẫn đến hiện tượng lao động nô lệ trá hình nên việc pháp luật lao động quy định cấm thực hiện là hoàn toàn hợp lí.
5. Hình thức hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức sau:
- Giao kết bằng văn bản;
- Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
- Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên khi thực hiện hợp đồng lao động nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.
Xem thêm các chương trình khác: