Tòa án kinh tế là gì? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế

Các tranh chấp kinh tế xảy ra trong một loạt các lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ… Tòa án kinh tế là tòa chuyên trách xét xử các vụ án kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm tòa án kinh tế và các quy định của pháp luật về tòa án kinh tế:

1 269 12/12/2023


Tòa án kinh tế là gì? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế

1. Khái niệm về vụ án kinh tế

Vụ án kinh tế là Các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

2. Khái niệm về tòa án kinh tế

Tòa án kinh tế là tòa chuyên trách thuộc hệ thống tòa án nhân dân, được tổ chức ở Tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Toà kinh tế được thành lập theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 28.12.1993 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 1994. Về mặt tổ chức, tòa kinh tế có Chánh toà, Phó Chánh toà, các Thẩm phán và thư kí toà án.

Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp tỉnh bị kháng nghi. Toà kinh tế tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền: xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng; xét xử phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị, giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

3. Cơ cấu tổ chức của tòa án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

3.1 Ở trung ương

Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự ... có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế.

Trong Toà phúc thẩm của toà án nhân dân tối cao có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.

3.2 Ở địa phương

Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.

4. Thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế

* Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:

- Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, trừ trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.

* Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

* Thẩm quyền của tòa án theo lựa chọn của nguyện đơn:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

1- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án;

2- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;

3- Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án;

4- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án;

5- Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;

6- Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó giải quyết vụ án.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của tòa án kinh tế

- Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toán án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

- Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 2 điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, tòa chuyên trách của tòa án nhân dân đảm nhiệm xét xử các vụ án kinh tế:

1. Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, tín phiếu.

4. Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Tòa án cấp huyện xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. Tòa án cấp tỉnh xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp trên 50 triệu đồng và trong trường hợp cần thiết có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện. Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

6. Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

Thể hiện:

+ Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích ứng. Toà án chỉ tham gia giải quyết nếu các đương sự yêu cầu;

+ Các bên có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc nơi người khác thay mặt mình mà không cần trực tiếp phải tham gia tố tụng;

+ Các bên có quyền tự hoà giải trước toà, rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, quyền đề xuất bổ sung chứng cứ...

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

- Nguyên tắc toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu nhập chứng cứ

Khi giải quyết các vụ án kinh tế, toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi bị vi phạm mà đương sự không yêu cầu toà án giải quyết thì toà không có trách nhiệm giải quyết.

- Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời

- Nguyên tắc xét xử công khai

Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của toà án. Việc xét xử các vụ án kinh tế cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Nhưng trong một số trường hợp nhất định các vụ án kinh tế có thể được xét xử kín.

- Nguyên tắc hoà giải

Khi có tranh chấp các đương sự tự hoà giải với nhau khi không hoà giải được mới yêu cầu toà án can thiệp. Ngay cả khi đương sự yêu cầu toà án giải quyết các đương sự cũng vẫn có quyền hoà giải.

Trong quá trình giải quyết vụ án toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào toà không thể hoà giải được mới cần đưa ra phán quyết.

1 269 12/12/2023