Miễn trừ ngoại giao là gì? Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao

Miễn trừ ngoại giao là nguyên tắc và đồng thời là các dạng ngoại trừ riêng biệt mà nước sở tại dành cho người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Nghị viện và thành viên của Chính phủ, Nghị viện nước ngoài, cũng như tài sản, tàu thuyền của Nhà nước ở nước ngoài không phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế từ phía các Toà án, cơ quan tài chính, cơ quan an ninh nước sở tại, đặc biệt là các ngoại trừ đặc biệt, không bị khiếu kiện, bắt giữ, khám xét, thẩm vấn, cấm vận và tịch biên tài sản.

1 353 27/11/2023


Miễn trừ ngoại giao là gì? Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao

1. Khái niệm về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ ngoại giao của các cơ quan đó.

Miễn trừ ngoại giao là gì? Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao (ảnh 1)

Về bản chất, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao không nhằm dành riêng và tạo ra lợi thế riêng cho cá nhân trong hoạt động ngoại giao mà chính là những quyền mà các quốc gia dành cho nhau, để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện cho một nhà nước ở nước ngoài. Nói cách khác, được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt để có sự độc lập với thẩm quyền tài phán của nước sở tại mới bảo đảm cho thực hiện đầy đủ chức năng của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

2. Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao

Ưu đãi là những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn, những ưu tiên pháp lí đặc biệt hơn so với những đối tượng khác. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay khó phân biệt về mặt pháp lí các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước sở tại (nước cơ sở tiếp nhận) dành cho cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài cũng như thành viên của gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện đó thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức của mình, Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao chủ yếu bạo gồm quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và quyển ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các phái đoàn thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế cũng có thể được hưởng một số quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước sở tại phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn ngoại giao.

Theo quy định của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, các quyền miễn trừ ngoại giao dành cho cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm: quyền bất khả xâm phạm trụ sở cơ quan đại diện (nhà và phần đất bao bọc quanh nhà); được miễn thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan; quyền bất khả xâm phạm các tài liệu và hồ sơ lưu trữ, quyền miễn thuế và các khoản thu tài chính. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện ngoại giao cũng có các ưu đãi sau: tự do liên hệ với Chính phủ nước cử đại diện và các cơ quan đại diện nước mình và cơ quan đại diện nước khác ở nước sở tại; các ưu đãi về hải quan; các ưu đãi về lễ tân.

Quyền miễn trừ ngoại giao dành cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm nơi ở; quyền được miễn trách nhiệm hình sự của nước sở tại; quyền được miễn trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính khi thực thi công vụ; quyền được miễn thi hành các biện pháp cưỡng chế; quyền được miễn thuế và các khoản thu quốc gia. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao cũng có các ưu đãi sau: ưu đãi về hải quan; tự do đi lại trên lãnh thổ nước sở tại trừ khu vực cấm. Thành viên gia đình của các viên chức ngoại giao cùng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.

2. Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao

2.1. Quy định về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong luật quốc tế

Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao.

– Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở: Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Viên chức của nước sở tại không được quyền vào đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao không bị xâm phạm.

Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở khôn cho phép cơ quan đại diện ngoại giao sử dụng trụ sở của mình để che chở cho những tội phạm đang bị chính quyền nước tiếp nhân truy nã.

– Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu: Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất kể địa Điểm và thời gian. Quy định này được áp dụng ngay cả khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.

– Quyền miễn thuế và lệ phí: Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn các loại thuế và lệ phí đối với trụ sở của mình, trừ các Khoản phải trả cho dịch vụ cụ thể được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với đồ đạc phục vụ cho việc sử dụng chính thức của cơ quan. Các Khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức của mình được miễn thuế và lệ phí

– Quyền tự do thông tin liên lạc: Khi quan hệ với chính phủ nước mình và với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự khác tại bất cứ nơi nào, cơ quan đại diện ngoại giao có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc hợp pháp, kể cả giao thông viên ngoại giao và các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu.

– Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao: Khi thực hiện chức năng của mình, túi ngoại giao và thư tín ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao không bị mở, không bị giữ. Tuy nhiên, trong túi ngoại giao và thư tín ngoại giao chỉ được chứa đựng những tại liệu ngoại giao và đồ đạc dành cho việc sử dụng chính thức. Với yêu cầu này thì tất cả bưu phẩm và thư tín ngoại giao cần phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy.

– Quyền treo quốc kỳ, quốc huy: cơ quan đại điện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan có quyền treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

Miễn trừ ngoại giao là gì? Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao (ảnh 1)

Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao:

– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.

– Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại: nơi ở của viên chức ngoại giao bao gồm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể, phòng trong khách sạn được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chế ngoại giao.

– Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính: Viên chức ngoại giao được hương một cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về hình sự ở nước nhận đại diện. Chỉ có chính phủ nước cử đại diện mới có quyền khước từ quyền này đối với nhà ngoại giao (việc khước từ phải được thể hiện bằng văn bản).

Nếu như viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử một cách tuyệt đối về hình sự thì quyền miễn trừ xét xử về dân sự vẫn còn có sự hạn chế nhất định. Họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự khi tham gia với tư cách cá nhân vào các tranh chấp liên quan tới bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện; việc thừa kế; hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà nhà ngoại giao tiến hành ở nước nhận đại diên, ngoài chức năng chính của mình.

Bên cạnh đó, viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. Trong mọi trường hợp, họ không bị xử phát do vi phạm hành chính. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải làm chứng tại cơ quan hành pháp và tư pháp ở nước nhận đại diện; chính quyền nước sở tại, về nguyên tắc không được áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào đối với họ.

– Quyền được miễn thuế: Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện, thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể.

– Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan: Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự) với đồ dùng cá nhân của họ và thành viên gia đình họ. Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng định rằng trong hành lý có chứa đựng những đồ vật không dùng vào việc công của cơ quan đại diện ngoại giao và đồ vật không dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của thành viên gia đình viên chức ngoại giao hoặc đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập hoặc cấm xuất.

Các thành viên của gia đình viên chức ngoài giao nếu sống chung với họ và không phải là công dân nước nhận dại diện, cũng được hưởng đầy đủ các quyền miễn trừ và ưu đãi trên đây của viên chức ngoại giao.

Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính- kỹ thuật.

– Đối với nhân viên hành chính- kỹ thuật: nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình cùng sống chung với họ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước này, về cơ bản được hướng các quyền ưu đãi và miễn trừ như viên chức ngoại giao, nhưng hẹp hơn, cụ thể là họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong khi thi hành công vụ.

– Đối với phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước này, được hưởng các quyền miễn trừ đối với các hành vi thực hiện trong khi thừa nhận công vụ của mình, được miễn các thứ thuế và lệ phí về tiền công thu được từ công vụ.

2.2. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo pháp luật Việt Nam

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ và giống với quy định tại Công ước Viên 1961.

Đối với cơ quan đại diện ngoại giao:

– Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nhà nước họ tại trụ sở của cơ quan, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan đó.

– Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức trách Việt Nam chỉ được phép vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan hoặc người được uỷ quyền.

– Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.

– Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.

– Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan, trừ các Khoản phải trả về dịch vụ cụ thể. Những Khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí.

– Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.

– Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.

Đối với viên chức ngoại giao:

– Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử một cách trọng thị. Họ không thể bị bắt hoặc bị tạm giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.

– Nơi ở của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.

– Tài liệu, thư tín của viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm; tài sản của họ cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

– Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ những trường hợp viên chức ngoại giao tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến: Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam; Việc thừa kế; Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ.

– Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Nếu họ tự nguyện, thì việc cung cấp chứng cứ được thực hiện với hình thức họ tự chọn.

– Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại các Điểm a, b, c của Khoản 1 Điều này.

Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp thi hành án thì việc đó phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của viên chức ngoại giao.

– Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí, trừ: Thuế gián thu; Thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam; Thuế và lệ phí thừa kế; Thuế và lệ phí đánh vào các Khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc tại Việt Nam; Thuế và lệ phí đối với những dịch vụ cụ thể; Các lệ phí trước bạ, chứng thư, cầm cố, cước tem về bất động sản cũng như án phí và lệ phí tại Tòa án liên quan đến bất động sản, trừ quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này.

– Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 16 của Pháp lệnh này.

Đối với nhân viên hành chính kỹ thuật:

– Nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại các điều từ 10 đến 15 của Pháp lệnh này; riêng quy định tại Khoản 1 Điều 12 chỉ được áp dụng khi họ thực hiện chức năng chính thức. Họ còn được hưởng những ưu đãi, miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này đối với những đồ vật nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu của họ.

Đối với nhân viên phục vụ:

– Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền miễn trừ khi thực hiện chức năng của họ và được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ.

– Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí đối với tiền công của họ.

1 353 27/11/2023