Cán bộ, công chức, viên chức là những ai?

Bài viết dưới đây sẽ dễ dàng phân biệt được Cán bộ, công chức, viên chức là những ai nhé!

1 417 08/12/2023


Cán bộ, công chức, viên chức là những ai?

1. Cán bộ là những ai?

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có thể hiểu:

(1) Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

- Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

- Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

(2) Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là những ai?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

- Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 theo quy định của Chính phủ.

Công chức có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

- Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Viên chức là những ai?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì có thể hiểu viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó, vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức?

Các chức danh cán bộ điển hình như: Thủ tướng chỉnh phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,…

Các chức danh công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…

Các chức danh viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ tại các bệnh viện công,...

Như vậy, trên đây là bảng phân biệt cán bộ, công chức, viên chức và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mà bạn có thể tham khảo.

5. Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức?

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

Cán bộ, công chức, viên chức là những ai? (ảnh 1)

1 417 08/12/2023