Bản vẽ chi tiết là gì? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Cách đọc bản vẽ chi tiết?

1 38 05/09/2024


Bản vẽ chi tiết là gì? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Cách đọc bản vẽ chi tiết?

1. Bản vẽ chi tiết là gì?

Bản vẽ chi tiết là một bản vẽ kỹ thuật thể hiện hình dáng, kích thước, cấu tạo và các yêu cầu kỹ thuật của một bộ phận cụ thể trong một sản phẩm hay công trình. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ cơ khí và chế tạo, xây dựng, cho đến các ngành thiết kế nội thất và thiết kế sản phẩm.

Trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo, chúng đóng vai trò cung cấp thông tin kỹ thuật của các chi tiết để phục vụ cho quá trình gia công. Trong lĩnh vực xây dựng, các thiết kế kết cấu và cấu kiện đều có sự đóng góp đắc lực của bản vẽ chi tiết. Ngoài ra, các thông số cần thiết để sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm công nghiệp đều được chúng mô tả một cách đầy đủ.

2. Nội dung trong bản vẽ chi tiết

Nội dung của bản vẽ chi tiết rất đa dạng và phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như yêu cầu kỹ thuật cụ thể của sản phẩm. Một bản vẽ chi tiết thường bao gồm các mục cơ bản sau:

Các hình biểu diễn: Gồm hình chiếu chính (thẳng đứng), hình chiếu bằng (từ trên xuống), và hình chiếu cạnh (từ bên). Đôi khi, có thêm hình chiếu 2D và 3D, cùng với hình cắt và mặt cắt để mô tả chi tiết bên trong sản phẩm.

Khung tên và bản vẽ: Nằm ở góc dưới bên phải, cung cấp thông tin về tên chi tiết, vật liệu, dung sai hình học, số lượng chế tạo, tỉ lệ bản vẽ, và tên nhà thiết kế.

Kích thước: Thể hiện kích thước tổng thể, kích thước các phần, kích thước lắp ghép, và khoảng cách giữa các chi tiết, đảm bảo chính xác và đầy đủ.

Các yêu cầu kỹ thuật: Bao gồm ký hiệu về độ nhẵn bề mặt, dung sai kích thước, yêu cầu và chỉ dẫn về gia công và kiểm tra.

Nội dung có thể thay đổi tùy vào mục đích và yêu cầu cụ thể của sản phẩm, nhưng các yếu tố trên là cơ bản và cần thiết để đảm bảo bản vẽ được thể hiện chính xác.

3. Cách đọc bản vẽ chi tiết

3.1. Các yêu cầu

Đọc bản vẽ kỹ thuật là một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên kỹ thuật, nó đòi hỏi người đọc phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ các nội dung của bản vẽ.

- Hiểu rõ tên gọi, công dụng của các bộ phận, chất liệu và tính chất của vật liệu làm nên chi tiết, số lượng và khối lượng của chi tiết.

- Từ các hình biểu diễn có thể hình dung được hình dạng và các bộ phận của chi tiết.

- Hiểu rõ ý nghĩa của các số đo và kích thước đo, các ký hiệu độ nhám bề mặt và phương pháp gia công, các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đảm bảo các yêu cầu này.

- Hiểu rõ được nội dung các ký hiệu, các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ.

3.2. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết

Có 5 bước để đọc một bản vẽ chi tiết, bao gồm :

Bước 1 : Đọc nội dung ghi trong khung tên (tên sản phẩm, chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu bản vẽ, vật liệu...).

Bước 2 : Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt).

Bước 3 : Đọc phân tích kích thước (kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết).

Bước 4 : Đọc yêu cầu kỹ thuật (chỉ dẫn về gia công và xử lý bề mặt).

Bước 5 : Tổng hợp (mô tả hình dáng, cấu tạo của chi tiết và công dụng của chi tiết đó).

4. So sánh bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp

4.1. Giống nhau

- Tất cả đều là bản vẽ kĩ thuật, đều có các hình biểu diễn, đều có kích thước và khung tên.

- Đọc bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp đa phần đều theo trình tự nhất định.

- Đọc bản vẽ sẽ biết được thông tin về hình dạng, kích thước của các bộ phận, sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật.

4.2. Khác nhau

- Đọc bản vẽ lắp là biết thông tin về sản phẩm nhiều chi tiết ghép lại với nhau, còn đọc bản vẽ chi tiết là biết một phần chi tiết của sản phẩm.

- Bản vẽ lắp cho biết hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm; còn đọc bản vẽ chi tiết sẽ biết hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

- Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật còn bản vẽ lắp có bảng kê.

- Trình tự đọc bản vẽ :

Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp

+ Đọc nội dung trong khung tên (tên sản phẩm, tỉ lệ, vật liệu)

+ Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt)

+ Đọc phân tích kích thước (kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết)

+ Yêu cầu kỹ thuật (chỉ dẫn về gia công, xử lý bề mặt )

+ Tổng hợp (mô tả hình dạng, cấu tạo của chi tiết và công dụng của chi tiết)

+ Đọc nội dung trong khung tên (tên sản phẩm, tỉ lệ, vật liệu)

+ Đọc bảng kê (tên gọi chi tiết, số lượng chi tiết)

+ Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt)

+ Đọc phân tích kích thước (kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết)

+ Phân tích chi tiết (vị trí của các chi tiết)

+ Tổng hợp (trình tự tháo, lắp, công dụng của sản phẩm)

1 38 05/09/2024