Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường và cuộc sống
Sự phát triển của xã hội cũng dẫn đến nhiều tổ hợp khu dân cư, các khách sạn, nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội, việc này dẫn đến nguồn nước thải sinh hoạt phá sinh ra môi trường ngày càng lớn. Bởi vậy, nếu không được xử lý kịp thời, thì các nguồn nước thải này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người, gây nên nhiều hệ lụy không nhỏ trong tương lai. Bài viết dưới đây của Vietjack.me sẽ giải đáp cho các bạn:
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường và cuộc sống
1. Thành phần nước thải sản xuất có những gì?
- Nước thải sản xuất nói chung, bao gồm các loại hóa chất độc hại (Xianua, amoni, sunfat…), kim loại nặng (Cu, Zn, Cr, Ni…) và các loại muối vô cơ cũng như độ pH biến đổi rộng từ axit (pH 2-3) đến rất kiềm (pH 10-11).
- Nước thải sản xuất giấy còn có chứa cellulose, chất này nếu trong điều kiện giàu oxy sẽ phân hủy tạo thành CO2 và Etylic; trong điều kiện thiếu oxy sẽ gây phản ứng lên men yếm khí tạo thành H2S rất độc hại và có mùi hôi thối. BOD và COD vượt ngưỡng cho phép hàng trăm lần.
- Với nước thải của ngành sản xuất, chế biến thủy, hải sản, thịt gia súc gia cầm còn có các chất thải của động vật, mỡ, các phần thừa còn sót lại của thịt động vật sau khi chế biến. Những thành phần này khi phân hủy sẽ tạo mùi hôi thối, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh.
- Ngoài ra trong nước thải sản xuất còn phát sinh dầu mỡ từ các chi tiết cơ khí, máy móc bị lẫn vào trong quá trình sản xuất
2. Thành phần của nước thải sinh hoạt có những gì?
- Nước thải sản xuất thường rất phức tạp do mỗi một ngành nghề tính chất nước thải sẽ khác nhau hoàn toàn, nhưng đối với nước thải sinh hoạt thì chỉ bao gồm 3 thành phần chính như sau:
- Hợp chất lơ lửng: Bao gồm các hạt lơ lửng mà chúng ta khó nhìn thấy do chúng có kích thước rất nhỏ, có cấu tạo rất bền vững và gây hại cho cơ thể con người; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, thực phẩm, cây cỏ…
- Vi khuẩn: Thường thì các loại vi khuẩn gây hại chỉ được hình thành khi nước thải sinh hoạt có thời gian tồn tại bên ngoài lâu. Một số loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh về da… cũng tồn tại trong nước thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn: Các chất thải rắn có trong nước thải sinh hoạt bao gồm rau thừa, đất cát, lá cây, rác thải… các thành phần này gây tắc và chặn dòng nước thải, nếu để ngưng tụ lâu sẽ dẫn đến ô nhiễm xung quanh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
3. Nước thải ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống và sức khỏe của con người?
- Đối với môi trường nước: Ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước ngầm, nước thải khi chảy ra kênh rạch và các vùng cửa sông sẽ làm đảo lộn môi trường nước quanh khu vực này. Tính chất nguồn nước sạch thay đổi do bị ô nhiễm từ các loại hóa chất độc hại, các hợp chất hữu cơ phân hủy và các loại vi sinh vật có hại cho sức khỏe con người. Nguồn nước sạch nghiễm nhiên thành nguồn lây bệnh cho quần thể sinh vật xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người chung ta.
- Đối với môi trường không khí: Nước thải khi không được xử lý sẽ bốc mùi hôi thối, đặc biệt là các chất sau khi phân hủy tạo thành khí độc như H2S hoặc CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Mùi hôi thối sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.( Lấy ví dụ cụ thể tại thủ đô Hà Nội, nước ở sông Tô Lịch luôn bốc mùi hôi thối khi thời tiết oi bức nắng nóng). Điều này sẽ gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về phổi cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
- Đôi với môi trường đất: Nước thải khi không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách được thải ra ngoài sẽ ngấm xuống lòng đất, khi con người trồng trọt tại khu vực ô nhiễm này các thành phần hóa học độc hại sẽ thấm vào các loại cây trồng gây thay đổi thành phần dinh dưỡng, tồn đọng các chất độc hại. Ngoài ra khi thấm xuống mạch nước ngầm sẽ gây nên những hệ quả khôn lường, đặc biệt với những khu vực dân cư sử dụng nguồn nước giếng khoan, vô tình nạp trực tiếp chất độc vào người gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Xem thêm các chương trình khác: