Hành pháp là gì? Đặc điểm của Quyền hành pháp chính phủ

Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 cho thấy: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Vậy theo đó, hành pháp là gì? Quyền lực hành pháp được hiểu như thế nào? Cùng tìm hiểu với Vietjack.me nhé.

1 260 14/03/2024


Hành pháp là gì? Đặc điểm của Quyền hành pháp chính phủ

1. Hành pháp là gì?

Hành pháp là gì? Đặc điểm của Quyền hành pháp chính phủ (ảnh 1)

Bên cạnh, lập pháp và tư pháp, hành pháp là một trong ba chức năng chính tạo nên quyền lực nhà nước.

Theo đó, hành pháp là thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước.

=> Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thi hành pháp luật đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.

2. Quyền lực hành pháp là gì?

Quyền lực hành pháp là khả năng hoặc hiện thực cơ quan hành pháp chi phối, gây ảnh hưởng lên các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau trong quá trình thực thi quyền hành pháp gắn với nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và trao cho; qua đó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới quyền, lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thúc đẩy hoặc kìm hãm việc đề xuất, xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống.

3. Các đặc trưng cơ bản của cơ quan hành pháp

Để có thể phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp ta có thể dựa vào các đặc trưng cơ bản sau của cơ quan hành pháp.

- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chình phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

- Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt rõ nét với nhánh cơ quan lập pháp và tư pháp là thẩm quyền của hai nhánh cơ quan này được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ và cấp địa giới hành chính, ngoài ra bên nhánh cơ quan tư pháp còn có thẩm quyền thuộc khối quân sự.

- Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

- Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: Các bệnh viện công lập tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, …Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay như: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bản Nhân dân các cấp.

- Có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, tức là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống.

Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Vì có phương thức hoạt động chấp hành – điều hành là chủ yếu nên đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt với nhánh cơ quan lập pháp như Quốc hội, hay tư pháp như Tòa án. Đối với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, tức là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

Hành pháp là gì? Đặc điểm của Quyền hành pháp chính phủ (ảnh 1)

4. Đặc điểm quyền hành pháp của Chính phủ

- Quyền hành pháp của Chính phủ không mang tính độc lập tuyệt đối, phải thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Do nó không phải một quyền năng độc lập mà nó còn nằm trong mối quan hệ với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án Nhân dân, vì vậy luôn có sự tác động và kiểm soát lẫn nhau, tránh việc lạm quyền xảy ra.

- Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện các kế hoạch thi hành pháp luật. Nguyên nhân là do khác với các cơ quan khác chỉ quản lý trong lĩnh vực nhất định, Chính phủ thì quan lý mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, quản lý từ trung ướng đến địa phương. Do vậy mà Chính phủ là cơ quan duy nhất nắm rõ được tình hình ở từng địa phương, cùng miền, qua đó mới đưa ra được những quyết định, phương hướng triển khai phù hợp với từng đối tượng.

- Ngoài sự kiểm soát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, quyền hành pháp của Chính Phủ còn chịu sự giảm sát từ phía nhân dân, đáp ứng cho những mục tiêu của nhân dân. Được thiết lập là cơ quan đại diện nguyện vọng của nhân dân, do vậy mà việc tổ chức thi hành pháp luật phải luôn hướng đến mục tiêu là nhân dân, gắn liền với lợi ích của nhân dân.

1 260 14/03/2024