Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết nguyên đán mới nhất năm 2024

Bạn đang phân vân không biết mùng 1 tết là ngày mấy dương lịch? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc đó trong bài viết này nhé!

1 1,517 07/11/2023


Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết mới nhất năm 2024

I. Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu?

- Mùng 1 Tết nguyên đán 2024 sẽ rơi vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch.

- Cụ thể, Lịch nghỉ tết nguyên đán 2024 sẽ có lịch chi tiết theo bảng dưới dây:

NGÀY ÂM LỊCH

NGÀY DƯƠNG LỊCH

THỨ

29 Tết

08/02/2024

Thứ Năm

30 Tết

09/02/2024

Thứ Sáu

Mùng 1 Tết

10/02/2024

Thứ Bảy

Mùng 2 Tết

11/02/2024

Chủ Nhật

Mùng 3 Tết

12/02/2024

Thứ Hai

II. Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 như thế nào?

Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết nguyên đán mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

Mới đây, Bộ Nội vụ đã thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 7 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, công chức, cán bộ, viên chức sẽ chính thức nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 từ ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp năm 2023) đến ngày 14/2/2023 (nhằm mùng 5 tháng Giêng năm 2024).

Trên đây là lịch nghỉ Tết của khối công chức, viên chức. Tùy vào quy định cũng như hướng sản xuất mà các công ty, doanh nghiệp có thể đưa ra thời gian nghỉ phù hợp.

III. Người lao động làm việc vào ngày tết nguyên đán 2024 được trả lương như thế nào?

- Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, vào dịp Tết Âm lịch (tết nguyên đán) năm 2024 thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc trong 05 ngày và được hưởng nguyên lương.

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày lễ, tết thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào dịp lễ, tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết mới nhất năm 2023 (ảnh 1)

IV. Quy định về ngày nghỉ lễ, tết

Căn cứ theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019 thì hằng năm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên phạm vi cả nước đều được nghỉ Tết Âm lịch ít nhất là 05 ngày và được hưởng nguyên lương đối với những ngày này. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

Mùng 1 Tết 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết mới nhất năm 2023 (ảnh 1)

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, nếu người lao động có ca làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được hưởng lương ít nhất 300% mức lương hiện hưởng. Ngoài Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quy chế nội bộ của đơn vị về tiền thưởng, thỏa ước lao động tập thể và quan trọng là hiệu quả, năng suất làm việc và tình hình doanh thu mà đơn vị quyết định việc trả lương thưởng cho nhân viên.

V. Quy định về tiền thưởng lễ, tết

Tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động ( tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…) chưa tính đến trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc. Điều 103 Bộ luật lao động có quy định về tiền thưởng như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định tại Bộ luật lao động, việc thưởng cho người lao động hay không là quyền của người sử dụng lao động. Căn cứ chung để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Những vấn đề cụ thể như nguyên tắc, các trường hợp, tiêu chuẩn, thời gian, mức, cách thức, nguồn kinh phí thực hiện…thưởng sẽ được quy định trong quy chế của doanh nghiệp. Cũng có những trường hợp, tiền thưởng của người lao động sẽ được thỏa thuận ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên.

Riêng vấn đề tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm một mặt bảo toàn và phát triển vốn nhà nước , mặt khác tranh tình trạng lợi dụng để tham nhũng, lãng phí, chi tiêu tài chính không hợp lý.

Tiền thường có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lương…Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền thưởng như chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao động giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị , tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tài liệu VietJack

VI. Công ty có bắt buộc phải thưởng tết không?

- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải có trách nhiệm thưởng tết cho người lao động? nếu không thưởng cuối năm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 hiện hành thì không có quy định cụ thể nào về việc bắt buộc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thưởng tết cho người lao động.

Mà việc chi trả tiền thưởng cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019.

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, có nghĩa là, Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thưởng tết cho người lao động không phải phải là quy định bắt buộc. Mà căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số hiệu quả, năng suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong một năm mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng tết cho người lao động.

Tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm.

Do đó: Mức thưởng tết hằng năm (đối với doanh nghiệp có thực hiện thưởng tết cho người lao động) cho người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động.

Thưởng lễ, tết không phải là điều bắt buộc

Tính đến thời điểm hiện tại pháp luật vẫn chưa có bất cứ một quy định cụ thể về tiền thưởng tết. Việc thưởng tết áp dụng theo quy định về tiền thưởng tại Bộ Luật Lao động năm 2019 để tiến hành thưởng tết cho người lao động. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc trả tiền thưởng tết không phải là quy định bắt buộc phải thực hiện mà chỉ là điều khoản khuyến khích của người sử dụng lao động. Việc thưởng nhiều hay ít sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay khi người lao động không hoàn thành công việc theo quy định, họ hoàn toàn có thể không nhận được thưởng tết.

Tiền thưởng Tết do người sử dụng lao động quyết định, được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở bằng Quy chế thưởng. Hình thức thưởng Tết cho người lao động tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp cũng như điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Thời gian để được tính thưởng tết nên mỗi doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh của mình để quyết định mức thưởng cho người lao động dựa trên hợp đồng lao động hoặc có cộng dồn thời gian học việc, thử việc…Các hình thức thưởng sẽ bao gồm thưởng bằng tiền, hiện vật, nhiều doanh nghiệp thưởng tết bằng chính sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất.Tài liệu VietJack

VII. Ví dụ về cách tính lương thưởng cuối năm

Theo dõi VD sau:

Năm 2019 công ty X có quy chế thưởng tết cho người lao động như sau: Thưởng tết âm lịch cho người lao động trên cơ sở 02 tháng lương theo hợp đồng lao động theo tỷ lệ (%) hoàn thành công việc trên thang tỷ lệ 100%. Trong đó, người lao động có mức lương trên hợp đồng là 9.000.000 đồng/tháng, và tỷ lệ hoàn thành công việc là 80%.

Suy ra, mức thưởng tết của người lao động A được nhận = 9.000.000 x 2 x 80% = 14.400.000 đồng.

VIII. Mức lương và phụ cấp đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4, Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

- Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

- Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

Phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

- Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH:

" Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương."

1 1,517 07/11/2023