Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị?

Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 316 08/12/2023


Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị?

1. Tổng quan về Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của chế độ chính trị của quốc gia, con đường phát triển của xã hội.

Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị? (ảnh 1)

Để làm rõ tính chất, quy mô tham gia đời sống chính trị của các cơ quan, tổ chức - gọi chung là các thiết chế, về lí luận và trong thực tiễn thường có sự phân biệt:

1) Những thiết chế mang tính chất hoàn toàn, thuần tuý chính trị như nhà nước, đảng;

2) Những tổ chức chính trị - xã hội tức là không hoàn toàn, thuần tuý chính trị, có tính chất là những đoàn thể tập hợp các tầng lớp, bộ phận dân cư theo giới, lứa tuổi, nghề nghiệp...

Trong các xã hội đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị bao gồm tất cả các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức hội, đoàn bằng các phương thức khác nhau tập hợp các tầng lớp dân cư, đoàn kết họ và đoàn kết hợp tác với nhau để cùng theo đuổi một mục đích chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là tính chất rộng rãi, bao gồm các tổ chức của tất cả các tầng lớp dân cư kết thành khối đại đoàn kết toàn dân, trở thành cơ sở xã hội của chính quyển nhân dân và hệ thống chính trị. Đặc trưng khác cũng rất cơ bản là cả hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đẳng công nhân được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng thích hợp vào từng nước. Nội dung hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội thực sự của dân, do dân, vì dân.

2. Khái niệm về hệ thống chính trị ?

Khái niệm “hệ thống chính trị” được xem xét từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, từ góc độ nghiên cứu nội dung và hình thức biểu hiện của các quan hệ chính trị trong xã hội,1 hệ thống chính trị được định nghĩa là phương thức thể hiện và phương tiện thực hiện các quan hệ chính trị. Từ góc độ nghiên cứu cơ cấu - chức năng của hệ thống chính trị thì hệ thống chính trị được quan niệm là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền. Quan hệ chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội liên quan tới việc giành, giữ và thực hiện quyền lực nhà nước…

Hệ thống chính trị là khái niệm đã xuất hiện trong sách báo chính trị pháp lý từ lâu. ở nước ta, vấn đề về hệ thống chính trị cũng đã được quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Từ tháng 3 năm 1989, khái niệm này đã được sử dụng chính thức trong văn kiện của Đảng.

Hệ thống chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở góc độ khái quát nhất, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù thể hiện hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, có nội dung chủ yếu là xác lập cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Xét ở góc độ cấu trúc, hệ thống chính trị là một hệ thống thiết chế chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét theo góc độ chính trị - pháp lý gắn với mục tiêu và giá trị, hệ thống chính trị được hiểu là “một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thế, các tố chức xã hội chính trị tôn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó"

Chính trị là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, vì vậy các Vấn đề về hệ thống chính trị cũng cần được xem xét trong mối quan hệ chung giữa chính trị với kinh tế, văn hoá và xã hội. Theo đó, ứng với mỗi mô hình kinh tế - xã hội, tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có một mô hình tổ chức chính trị và dân chủ tương ứng. Ở nước ta, mô hình kinh tế - xã hội trước thời kì đổi mới được đặc trưng bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và tương ứng với nó là hệ thống chuyên chính vô sản. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ xã hội chủ nghĩa với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị với những đặc trưng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Kết quả tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Sự tác động đó có thể là tích cực nếu hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của mô hình kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính trị được tổ chức không phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của kinh tế - xã hội thì nó sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của kinh tế - xã hội.

Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị? (ảnh 1)

3. Đặc điểm của hệ thống chính trị ?

Hệ thống chính trị có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Một là, ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát trỉển của nhà nước tư sản. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, chỉ có nhà nước là đại diện chính thức cho quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô và giai cấp phong kiến, còn các đảng phái chính trị hoạt động hợp pháp khác chưa hình thành, do đó chưa có “hệ thống chính trị” ở hai giai đoạn này. Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác được hình thành từ trong cách mạng tư sản, gắn liền với chế độ bầu cử tự do, dân chủ để thiết lập các cơ quan nhà nước cấp cao trong bối cảnh quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa, không còn được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, nó đã được chuyển giao cho cả một giai tầng xã hội bằng con đường bầu cử tự do, dân chủ. Hiến pháp nước Cộng hoà Pháp năm 1958 khẳng định: “Đảng phái và các đoàn thể chỉnh trị đỏng vai trò quan trọng trong bầu cử. Chủng được thành lập và hoạt động một cách tự do ” (Điều 4). ở các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đảng cầm quyền với nhiều tên gọi khác nhau (như đảng cộng sản, đảng lao động, đảng nhân dân cách mạng,...) ra đời trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ nhà nước cũ và thiết lập nhà nước mới. Kể từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng được hình thành, trong đó bao gồm nhà nước, đảng cầm quyền và các tổ chức chính trị-xã hội khác, nó tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Việc gắn sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là lẽ đương nhiên, bởi vì nhà nước luôn luôn là "trụ cột" của hệ thống chính trị, là "tấm gương" hội tụ và phản ánh toàn bộ đời sống chính trị của xã hội.

Hai là, các tổ chức thành viên hệ thống chính trị đều là những tố chức hợp pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định:

“Ở Liên bang Nga thừa nhận sự đa nguyên, đa đảng” (khoản 3 Điều 13); "Các tố chức xã hội bình đẳng trước pháp luật” (khoản 4 Điều 13); "Cấm thành lập và cấm sự hoạt động của các tổ chức xã hội có mục đích hay hành động hướng tới dùng bạo lực để thay đổi nền tảng chế độ hiến pháp và xâm phạm sự toàn vẹn của Liên bang Nga, đe dọa an ninh quốc gia, thành lập các tổ chức vũ trang, gây sự chia rẽ về xã hội, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo ” (khoản 5 Điều 13).

Hiến pháp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1982 tuyên bố:

“Các chỉnh đảng và đoàn thể xã hội... đều phải lẩy Hiến pháp làm tiêu chuẩn xử sự căn bản trong hoạt động của mình ” (Lời nói đầu); “các đảng phái chỉnh trị và đoàn thể xã hội... đều phải tuần thủ Hiển pháp và pháp luật... Hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không vượt quá quy định của Hiến pháp và pháp luật” (Điều 5).

Ba là, có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên vì mục tiêu chung là thực thỉ quyền lực của giai cẩp và các lực lượng thong trị trong xã hội. Trong hệ thống chính trị, đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; nhà nước quản lí xã hội theo chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền và trên cơ sở pháp luật do mình ban hành; các tổ chức họp pháp khác tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội theo pháp luật.

1 316 08/12/2023