Doanh nghiệp nhà nước có phải là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không? Việc công bố báo cáo tài chính giữa năm phải thực hiện trước ngày nào?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề: Doanh nghiệp nhà nước có phải là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không? Việc công bố báo cáo tài chính giữa năm phải thực hiện trước ngày nào?
Doanh nghiệp nhà nước có phải là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không? Việc công bố báo cáo tài chính giữa năm phải thực hiện trước ngày nào?
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có phải là doanh nghiệp nhà nước không?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Doanh nghiệp nhà nước 1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. ... 3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Đối chiếu quy định trên, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Việc công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm phải thực hiện trước ngày nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định như sau:
Công bố thông tin định kỳ 1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây: a) Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty; b) Mục tiêu tổng quát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm; c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); d)Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; ... |
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
3. Doanh nghiệp nhà nước có cần phải báo cáo thực trạng quản trị công ty không và bao gồm các thông tin nào?
Theo khoản 2 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công bố thông tin định kỳ như sau:
Công bố thông tin định kỳ ... 2. Báo cáo thực trạng quản trị công ty bao gồm các thông tin sau đây: a) Thông tin về cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; b) Thông tin về người quản lý công ty, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao; mức và cách thức chi trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác; người có liên quan và lợi ích có liên quan của người quản lý công ty; c) Quyết định có liên quan của cơ quan đại diện chủ sở hữu; các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; d) Thông tin về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và hoạt động của họ; đ) Báo cáo kết luận của cơ quan thanh tra (nếu có) và báo cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên; e) Thông tin về người có liên quan của công ty, hợp đồng, giao dịch của công ty với người có liên quan; g) Thông tin khác theo quy định của Điều lệ công ty. ... |
Xem thêm các chương trình khác: