Cải cách tư pháp là gì? Công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Cải cách tư pháp là một quá trình đổi mới tiếp nối liên tục trên tất cả các phương diện cơ bản: phương diện tư duy lý luận, thực tiễn. Để tiến hành cải cách tư pháp có hiệu quả, chất lượng, trước hết, cần giải quyết một loạt vấn đề mang tính nhận thức lý luận và thực tiễn quan trọng.
Cải cách tư pháp là gì? Công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết 27 như thế nào?
1. Cải cách tư pháp là gì?
Cải cách tư pháp là công tác sửa đổi, cải tạo, đổi mới, xây dựng lại một số bộ phận tư pháp không còn phù hợp để đáp ứng các yêu cầu phát triển khách quan của tư pháp.
Mặt khác, việc cải cách tư pháp là cả một quá trình không ngừng đổi mới trên 02 phương diện cơ bản như sau: phương diện tư duy lý luận và phương diện tư duy thực tiễn. Tuy nhiên, cải cách tư pháp mang tính phức tạp, khó khăn bởi trên thực tế, công cuộc cải cách sẽ tác động đến con người, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, đối ngoại.
2. Công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022, công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 được thực hiện thông qua các nhiệm vụ như sau:
[1] Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[2] Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
[3] Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững
[4] Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
[5] Tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp.
[6] Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
[7] Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
[8] Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
[9] Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
[10] Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hiện nay tại Việt Nam có các cơ quan tư pháp nào?
Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên phải trả lời câu hỏi tư pháp là gì? Hiện nay, pháp luật không giải thích cụm từ trên, nhưng theo luật học, tư pháp được định nghĩa như sau:
- Tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
- Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp...
Ngoài ra, cơ quan tư pháp là những cơ quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và xử lý các vụ vi phạm pháp luật, đảm bảo tính công bằng và đúng đắn của quyết định và phán quyết của mình, cũng như bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật.
Mặt khác căn cứ theo Điều 102 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 102.
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định như:
Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Thông qua các quy định trên, Hiện nay tại Việt Nam có các cơ quan tư pháp như sau:
- Tòa án nhân dân.
- Viện kiểm sát nhân dân.
Xem thêm các chương trình khác: