Học song ngành là gì? Điều kiện để sinh viên học song ngành

Học song ngành là gì luôn là thắc mắc của các bạn mới bước chân vào những năm đầu đầu đại học. Tuy khái niệm “học song ngành” đã không còn quá mới mẻ nhưng với những sinh viên năm nhất thì lại hoàn toàn xa lạ. Bài viết dưới đây Vietjack.me sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chương trình học này.

1 120 28/04/2024


Học song ngành là gì? Điều kiện để sinh viên học song ngành?

1. Học song ngành là gì?

Học song ngành là hình thức học tập mà học viên sẽ cùng lúc học 2 ngành khác nhau tại cùng một trường hoặc khác trường đại học, học viện. Ngoài việc học tại trường đại học mà mình đã chọn, các bạn có thể học thêm một ngành khác để mở rộng kiến thức.

Chẳng hạn như bạn đã là sinh viên học ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa thì bạn có thể đăng ký học ngành thứ 2 là Ngôn ngữ Anh tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra bạn cũng có thể học ngành Công nghệ thông tin tại trường đại học và học thêm khóa học về Lập trình phần mềm tại các học viên chuyên nghiệp.

2. Chỉ sinh viên các trường đào tạo theo tín chỉ được học song ngành

Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo theo tín chỉ cho phép sinh viên được học cùng lúc 2 chương trình học. Tuy nhiên để được học song song 2 chương trình, 2 chuyên ngành khác nhau, sinh viên phải đáp ứng được một số quy điều kiện nhất định.

3. Điều kiện đăng ký học song ngành

Tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học quy định, sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Ngoài điều trên, tùy từng chương trình học, chuyên ngành mà các trường sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên muốn học song ngành như: trình độ ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan, không bị kỷ luật, cảnh cáo…

4. Điều kiện xét tốt nghiệp chương trình học thứ 2 là gì?

Điều 18 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08 quy định như sau:

3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Như vậy, khi học song ngành, sinh viên phải tập trung đồng đều cho cả hai chương trình học. Nếu kết quả chương trình học thứ nhất của sinh viên ở mức không đạt thì không được học chương trình thứ 2. Đồng thời, nếu chương trình thứ 2 không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo thì sinh viên cũng không được cấp bằng.

Bên cạnh đó, về thời gian học, khoản 4 Điều 18 nêu rõ, thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất (không quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá).

Đồng thời khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

5. Học song ngành và học văn bằng 2 đại học có giống nhau?

Văn bằng 2 (bằng kép) là hình thức học tập để lấy thêm 01 bằng tốt nghiệp ở một lĩnh vực khác khi người học đã có ít nhất 01 tấm bằng đại học trước đó. Mặc dù kết quả sau cùng là người học sẽ nhận được hai tấm bằng đại học, nhưng về cơ bản học song ngành và học văn bằng 2 lại khác nhau hoàn toàn về điều kiện và thời gian học tập.

Để hiểu rõ hơn về hai hình thức học tập này, các bạn có thể tham khảo bảng sau:

Học song ngành Học văn bằng 2
Điều kiện tham gia học Người học không cần có bằng đại học trước khi học ngành thứ 2. Người học phải có 1 bằng đại học trước thì tham gia học văn bằng 2.
Hình thức xét tuyển Dựa vào kết quả học tập của năm học trước đó. Dựa trên kết quả ngành học đầu (Một số trường sẽ có bài thi đánh giá)
Thời gian đào tạo Chương trình học ngành 2 diễn ra song song với thời gian học ngành 1 Chương trình học ngành 2 diễn ra sau khi tốt nghiệp ngành học đầu.

Để học song ngành bạn cần phải đạt một số điều kiện. Phần tiếp theo đây là một số điều kiện chính để được học song ngành tại một số trường đại học.

1 120 28/04/2024