Bị lừa đảo khi đồng ý nhận quà tặng của người lạ từ nước ngoài gửi về Việt Nam?

Đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân, các đối tượng lừa đảo thường tạo các vỏ bọc hào nhoáng thông qua những hình ảnh trên mạng xã hội để tiến hành lừa tiền bằng chiêu thức "tăng quà có giá trị hoặc tiền mặt" thông qua phương thức chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Bài viết dưới đây phân tích rõ hành vi này để người dân cảnh giác:

1 448 12/12/2023


Bị lừa đảo khi đồng ý nhận quà tặng của người lạ từ nước ngoài gửi về Việt Nam?

1. Lừa đảo dưới hình thức tặng tiền, quà có giá trị?

Câu hỏi:

Tôi có quen một người nước ngoài qua facebook được một thời gian khá lâu. Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với nhau qua facebook, mấy hôm trước anh ấy có bảo gửi cho tôi một thùng quà trong đó có đồ trang sức bằng vàng bạc, mỹ phẩm và một số tiền lớn (khoảng 2 tỷ đồng tiền Việt), khi về đến Việt Nam có người gọi cho tôi hàng đã ở Sân bay Tân Sơn Nhất.
Tôi muốn nhận hàng thì phải thanh toán cho họ, số tiền là khoảng 30 triệu tiền thuế hải quan, hôm sau tôi lại nhận được cuộc gọi bảo gửi thêm 70 triệu tiền phạt nữa vì họ soi trong thùng hàng này có tiền và vàng bạc.
Tôi đang rất phân vân không biết có nên gửi hay không? Vì số tiền rất là lớn đối với tôi, vậy tôi muốn hỏi Luật sư là tôi có nên gửi không?
Trả lời:

Khi nhận bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam cần cảnh giác vì rất có thể đó là chiêu thức lừa đảo mới, tinh vi, xuyên quốc gia. Không phải tất cả các bưu phẩm gửi từ nước ngoài về Việt Nam đều là lừa đảo. Chỉ những bưu phẩm có dấu hiệu như sau có thể là lừa đảo, nên chúng ta nên hết sức cảnh giác khi nhận những món quà này.

- Các yêu cầu của kẻ có dấu hiệu lừa đảo và điểm bất bình thường:

+) Thứ nhất: Người gửi quà là người nước ngoài, mới quen, quen qua mạng xã hội, chưa từng gặp mặt hoặc gặp mặt 1, 2 lần và chỉ liên hệ qua mạng xã hội. >> Dấu hiệu bất thường: Người lạ, không thể tin tưởng được khi họ gửi quà với giá trị lớn.

+) Thứ hai: Có gửi thùng quà về Việt Nam, trong đó có: Tiền, trang sức đắt tiền, vàng, bạc, mỹ phẩm...>> Dấu hiệu bất thường: Cấm gửi tiền, vàng, bạc...qua đường bưu điện, qua chuyển phát nhanh.

+) Thứ ba: Nếu người nhận có địa chỉ ở Miền Nam thì hàng sẽ được thông báo là ở sân bay Nội Bài, Hà Nội và ngược lại bạn ở Miền Bắc thì hàng sẽ được thông báo là đã đến sân bay Tân Sơn Nhất. >> Dấu hiệu bất thường: Bất hợp lý ở việc vận chuyển đến địa chỉ người nhận, đều này khiến người nhận không thể tự đến xác minh được.

+) Thứ tư: Có người gọi cho bạn đóng tiền thuế hải quan và tiền phạt vì soi thấy có tiền, trang sức, vàng bạc...>> Dấu hiệu bất thường: Cấm gửi tiền Cấm gửi tiền, vàng, bạc...qua đường bưu điện, qua chuyển phát nhanh nên sẽ chẳng có thùng hàng nào như thế ở sân bay cả. Khi thanh toán các khoản phí phải có hóa đơn chứng từ, không thanh toán qua tài khoản cá nhân.

+) Thứ năm: Họ yêu cầu chuyển khoản cho họ 1 khoản tiền cho họ trước nhưng lại chuyển vào số tài khoản cá nhân. >> Dấu hiệu bất thường: Khi thanh toán các khoản phí phải có hóa đơn chứng từ có dấu đỏ của cơ quan nhà nước, không thanh toán qua tài khoản cá nhân.

+) Thứ sáu: Nếu bạn không gửi họ sẽ gửi trả lại hàng hoặc sẽ bị tịch thu >> Theo nguyên tắc thì sẽ gửi trả lại người gửi, khi người nhận từ chối nhận....

Căn cứ theo khoản 5, Điều 25,Công ước Bưu chính thế giới các nghị định thư cuối cùngcó quy định như sau:

Điều 25: Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi

5- Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:

5.1- Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;

5.2- Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.

Hành vi lừa đảo sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Câu hỏi:

Tôi ở Tây Ninh có một người bạn tên Nguyễn Tuấn Hải đã tư vấn cho tôi và 2 người bạn khác về việc kiếm tiền youtube . Hải tư vấn nói rõ là tháng thứ 1 kiếm được 500usd , tháng thứ 2 1.000usd , tháng thứ 3 là 1.500usd . và nộp tiền học phí mỗi người là 5 triệu vn đồng , nhưng sau đó tôi và 2 người bạn đồng ý học với điều kiện lấy được tiền ba anh em tôi mới nộp tiền để học . Hải ra điều kiện nộp tiền học phí đủ mới hướng dẫn dạy.

Tôi tên Thương nộp 3 triệu vn đồng, bạn Rạng nộp 4 triệu vn đồng, bạn ÚT Em nộp 5 triệu vn đồng, do thỏa thuận của từng người để học phí. Nhưng khi Hải nhận đủ tiền học phí xong, Hải hướng dẫn thời gian học và làm gần 2 tháng nhưng không lấy được tiền . Rồi lẩn trốn đi Sài Gòn với lý do tìm cách khắc phục đem về hướng dẫn anh em làm sẽ lấy được tiền. Nhưng sau đó Hải về Tây Ninh cuối cùng cũng không cách nào làm để lấy được tiền. Hải nêu ra nhiều việc khó khăn rắc rối: mỗi người phải mua 5 máy loptop , 5 cái sim điện thoại , sau đó phải đi đến 5 chỗ có wifi khác nhau mới làm được. Hải nói phải 3 tháng sau mới lấy được tiền, thậm chí cũng chưa chắc lấy được tiền.

Ba anh em tôi biết đã bị Hải lừa gạt để lấy tiền học phí. Ba anh em tôi đòi tiền học phí lại, nhưng Hải không trả tiền lại mà Hải trả lời là Hải bán thông tin trang web youtube cho 3 anh em tôi rồi nên không trả lại tiền học phí. Qua sự việc nêu trên xin luật sư tư vấn giải thích giúp cho 3 anh em tôi đòi tiền học phí từ Hải phải trả lại ?

Trả lời:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm của Hải phải đáp ứng các yêu tố : “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể hơn, 4 yếu tố cấu thành tội phạm được thể hiện như sau:

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

Trường hợp của bạn, khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là số tiền 12 triệu đồng học phí mà bạn và Rạng cùng bạn Út Em đóng.

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ chủ thể nào từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trường hợp của bạn, cần xác định Hải đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa. Nếu Hải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành thì thỏa mãn yếu tố dấu hiệu chủ thể cấu thành của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối. Đó là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyên giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt tài sản. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi dùng thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi: có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

+Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, chữ viết, hành động để chiếm đoạt tài sản.

Với trường trường hợp của bạn:

Hải đã có hành vi gian dối trong việc tư vấn về cách kiếm tiền qua youtube với mức tiền tháng thứ 1 kiếm được 500usd, tháng thứ 2 1.000usd, tháng thứ 3 là 1.500usd nhằm thu tiền học phí của bạn và bạn Rạng, Út Em. Khi Hải nhận đủ tiền học phí Hải có hướng dẫn thời gian học và làm gần 2 tháng nhưng không lấy được tiền như đã tư vấn ban đầu, Hải đã lẩn trốn vào Sài Gòn với lý do tìm cách khắc phục nhưng sau đó lại về Tây Ninh nhằm trốn tránh trả lại tiền. Ở đây có xuất hiện hành vi gian dối của Hải, đưa ra thông tin kiếm tiền trên youtube, đánh vào tâm lý muốn làm giàu của các bạn làm cho bạn cùng với bạn Rạng và Út Em tin việc kiếm tiền như vậy là đúng sự thật và đồng ý giao học phí cho Hải để Hải hướng dẫn.

+Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả dùng thủ đoạn gian dối. Phân tích:

Trong trường hợp của bạn, Hải đã cố tình chiếm đoạt tiền học phí là 12 triệu đồng, và bỏ trốn vào Sài Gòn, sau đó về Tây Ninh.

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trên hai triệu đồng trở lên. Trường hợp của bạn, số tiền mà Hải chiếm đoạt là 12 triệu đồng, như vậy đã thỏa mãn dấu hiệu trên.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người có hành vi phạm tội (Hải) nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện là hành vi gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Ý thức chiếm đoạt tài sản phải có trước khi thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại và người phạm tội.

Trong trường hợp của bạn, nếu có thể chứng minh Hải đã có động cơ chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu thì sẽ thỏa mãn dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm trong việc cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, từ phân tích về bốn dấu hiệu pháp lý trên, ta có thể thấy hành vi của Hải có các dấu hiệu là yếu tố cấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên bạn cần phải xác định được Hải có đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không, mặt khác cần cung cấp những giấy tờ, chứng cứ để chứng mình động cơ chiếm đoạt tài sản của Hải. Theo đó bạn có thể kiện Hải để đòi lại tài sản cho mình với Cơ quan có thẩm quyền và tùy vào từng trường hợp cụ thể hành vi phạm tội của Hải sẽ phải chịu mức hình phạt khác nhau theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3. Tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không?

Câu hỏi:

Vào tháng 1/2019, em có góp 20 triệu với một anh để kinh doanh, anh hứa hàng tháng sẽ trả cho em 6 triệu, tháng đầu tiên anh chuyển cho em đúng số tiền đã thỏa thuận, đến tháng thứ 2 anh lại bảo cần 20 triệu nữa cho 1 vụ làm ăn mới là vận chuyển sữa, em đòi xem hợp đồng nhưng anh bảo sẽ cho em xem sau, chỗ quen biết nên em cũng đồng ý góp 20 triệu nữa, sau đó anh lại mượn em thêm 15 triệu và 5 triệu cũng với việc làm ăn như trên và đến bây giờ anh chưa trả cả vốn gốc lẫn tiền lời.

Nhiều lần em gọi điện đòi nợ nhưng anh đều nói sẽ cố gắng trả sớm, qua nhiều lần gặng hỏi anh mới khai thật là không làm ăn đúng như hợp đồng, mà trước đó anh đã làm ăn thua lỗ...như vậy em có tố cáo anh về tội cố tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Và em cần phải làm gì để có thể nhờ pháp luật can thiệp không?

Trả lời:

Tội lừa dảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành của tội này được chúng tôi phân tích cụ thể ở bên trên, bạn có thể tham khảo.

Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn trình báo lên cơ quan công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để giải quyết vấn đề này của mình.

4. Cách đòi lại quyền lợi khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Câu hỏi:

Tên tôi là Nguyễn Thị Thanh. Thời gian vừa qua tôi có quen một người. Trong thời gian quen nhau, người đó có bịa chuyện gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Tôi có thương tình nên tin tưởng và giúp đỡ, người đó có lấy một chiếc xe máy và một chiếc điện thoại trị giá 26 triệu và gần 50 triệu tiền mặt của tôi. Và có hứa trả cho tôi trong thời gian sớm nhất.

Nhưng gần đây, tôi có tìm hiểu bạn bè của hắn và biết được sự thật không phải như trước đây hắn kể cho tôi. Và hắn đã lấy xe máy và điện thoại của tôi đi bán mà tôi không biết. Hiện giờ hắn cắt đứt mọi liên lạc với tôi. Và tôi không biết bây giờ hắn đang trốn ở đâu cả. Tôi có tìm hiểu về gia đình hắn, và biết được địa chỉ và số điện thoại mẹ hắn. Hôm kia tôi có gọi điện cho mẹ hắn, và yêu cầu mẹ hắn chịu trách nhiệm cho tôi thay cho con trai. Nhưng mẹ hắn không chịu mà lảng tránh.

Vậy cho tôi hỏi: bây giờ tôi muốn đòi lại quyền lợi và số tiền hắn đã lừa đảo chiếm đoạt của tôi thì tôi phải làm sao ạ. Và nếu tôi có tố tụng thì gia đình hắn có chịu trách nhiệm thay cho hắn hay không?

Trả lời:

Tội lừa dảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành của tội này được chúng tôi phân tích cụ thể ở bên trên, bạn có thể tham khảo.

Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn trính báo lên cơ quan công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để giải quyết vấn đề này của mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Púc

ĐƠN XIN TRÌNH BÁO

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN …………….

Tôi tên là :…………………………………

CMND số : …………………………………

ĐKHKTT : …………………………………

Chỗ ở hiện tại : .....................................

Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan việc như sau:

Thứ nhất:

Vào ngày …………………………………

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Tiếp theo,

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Thấy có nhiều dấu hiệu bất thường nên …

………………………………………………

…………………………………………………

Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân ……………..

…………………………………………………

…………………………………………………

Nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây:

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu kèm theo:

Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm……

Người làm đơn

5. Hỏi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Theo nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 05 năm 2018 thì Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Những trường hợp không cho hưởng án treo:

- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

- Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

1 448 12/12/2023