Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Người lao động là những đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH trong khi đó người dân cũng có thể tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi đặc biệt từ các chế độ của BHXH mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

1 513 01/08/2023


Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không?

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

"Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra"

Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.

"Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối"

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:

Giải thích từ ngữ "Bảo hiểm xã hội" được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không? (ảnh 1)2. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Quy định tại Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

(1) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

1.     Chế độ ốm đau (ÔĐ)

2.     Chế độ thai sản (TS)

3.     Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLD&BNN)

4.     Chế độ hưu trí (HT)

5.     Chế độ tử tuất (TT)

(2) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện gồm: Chế độ hưu trí và Chế độ tử tuất

(3) Bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định (Tại khoản 7, điều 3)

Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không? (ảnh 1)3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.

Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không? (ảnh 1)4.  Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 như sau: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

4.1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023

Mức đóng BHXH bắt buộc là tỉ lệ trích nộp tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động lần lượt vào các quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, quỹ TNLĐ-BNN... theo quy định của Pháp luật.

Thông qua bảng tỉ lệ người lao động sẽ biết được tổng số tiền người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng trách nhiệm của đơn vị và sẽ không phát sinh thêm khoản chi phí nào khác.

Tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau. Cụ thể về mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 như sau:

4.1.1 Đối tượng là người lao động

 

Người lao động

Quỹ BHXH 

Quỹ TNLĐ-BNN

Quỹ BHTN 

Quỹ BHYT 

Tổng mức đóng 

Quỹ hưu trí, tử tuất 

Quỹ  ốm đau, thai sản 

 

 

 

 

Việt Nam 

8%

0

0

1%

1,5%

10,5%

Nước ngoài

8%

0

0

0

1,5%

9,5 %

Bảng tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động năm 2023

4.1.2 Đối tượng là người sử dụng lao động

 

Người sử dụng lao động

Quỹ BHXH 

Quỹ TNLĐ-BNN

Quỹ BHTN 

Quỹ BHYT 

Tổng mức đóng 

Quỹ hưu trí, tử tuất 

Quỹ  ốm đau, thai sản 

 

 

 

 

Việt Nam

14%

3%

0,5%

1%

3%

21,5%

Nước ngoài

14%

3% 

0,5% 

0

3%

20,5 %

Bảng tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2023

Lưu ý đối với những Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, khi đủ điều kiện và có văn bản đề nghị được Bộ Lao động thương binh và xã hội chấp thuận thì được giảm tỉ lệ đóng vào quỹ TNLĐ-BNN ở mức 0,3%.

4.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Như đã đề cập bên trên, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các quyền lợi từ 5 chế độ chính như sau:

4.2.1 Chế độ ốm đau

Chế độ ốm đau đối với người tham gia được quy định chi tiết tại Chương III, Mục 1, Luật BHXH 2014. Theo đó, để được hưởng quyền lợi từ chế độ này người tham gia cần đáp ứng đủ các điều kiện hưởng quy định tại Điều 25 luật này gồm có:

1) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

2) Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. 

3) Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ cùng mức hưởng chế độ ÔĐ của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 

4.2.2 Chế độ thai sản

Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. 

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.  

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

4.2.3 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

1) Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ&BNN gồm có:

Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. 

2) Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện được quy định thuộc Điều 43, Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Ngoài 2 trợ cấp trên thì người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.

4.2.4 Chế độ hưu trí

Về điều kiện nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí của người lao động thì theo quy định sẽ phụ thuộc vào độ tuổi (quy định tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019), thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219, Bộ luật lao động 2019.

Từ ngày 01/01/ 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

- Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.

Đối với người lao động quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 2, của Luật Bảo hiểm xã hội và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

4.2.5 Chế độ tử tuất

Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần. Từ năm 2022, chế độ tử tuất được áp dụng cho tất cả người lao động (bao gồm cả người lao động là người nước ngoài) tham gia BHXH tại Việt Nam.

Căn cứ Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 những người đang tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng.

1.     Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

2.     Đang hưởng lương hưu;

3.     Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

4.     Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Căn cứ Khoản 2 Điều 67  Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.

5. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Được quy định chi tiết tại khoản 3, điều 3, Luật BHXH 2014. Theo đó,

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

 

Nhà nước hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 luật này quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không? (ảnh 1)

5.1 Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2023

Căn cứ Điều 87, Luật BHXH quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động như sau:

Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 1.500.000 VNĐ người/ tháng và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở năm 2023 (trước 1/7) là 29.800.000 VNĐ/Tháng.

Năm 2023, người tham gia được chọn 1 trong 6 phương thức đóng BHXH tự nguyện từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

5.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Các quyền lợi mà người tham BHXH tự nguyện được hưởng gồm:

5.2.1 Chế độ hưu trí

1) Hưởng lương hưu hàng tháng:

Người tham gia đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia BHXH sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. 

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

2) Hưởng chế độ BHXH 1 lần:

Người tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp theo quy định như có đủ điều kiện về tuổi hưởng nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, trường hợp ra nước ngoài để định cư, mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định và sau 1 năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

3) Được cấp thẻ BHYT miễn phí:

Người tham gia khi nghỉ hưu được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT miễn phí và được nhận các quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT với mức 95% chi phí khám chữa bệnh phát sinh, người tham gia chỉ phải trả 5% chi phí.

5.2.2 Chế độ tử tuất

Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng từ đủ 60 tháng (05 năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở, dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

Người tham gia BHXH tự nguyện chết, thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất theo quy định tại Điều 80 và Điều 81, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:

4) Trợ cấp mai táng:

Bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết

5) Trợ cấp tuất một lần:

Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người tham gia có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trường hợp người tham gia có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

Để tham gia BHXH tự nguyện, người dân đủ điều kiện tham gia có thể liên hệ tới cơ quan BHXH gần nơi cư trú hoặc các tổ chức dịch vụ BHXH, BHYT để được hướng dẫn làm thủ tục, tư vấn lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp nhất.

6. Một số thay đổi của bảo hiểm xã hội năm 2023

6.1. Giải quyết rút BHXH một lần online

Tại Quyết định 3612/2022/QĐ-BHXH, cơ quan BHXH Việt Nam đã áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số được tích hợp ứng dụng trên thiết bị di động có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

Theo đó, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm quy trình giải quyết hưởng BHXH một lần xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động.

Để áp dụng thí điểm xác thực qua chữ ký số trên thiết bị di động, NLĐ phải thực hiện năm bước sau:

Bước 1: Kê khai và nộp hồ sơ.

NLĐ kê khai đầy đủ, chính xác thông tin theo Mẫu số 14A- HSB được cung cấp trên cổng dịch vụ công, thực hiện ký số vào Mẫu số 14A- HSB, đăng tải các hồ sơ điện tử hoặc dẫn nguồn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân và nộp hồ sơ trên cổng dịch vụ công.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết và lập danh sách chi trả.

Bước 4: Chi trả. Việc chi trả được thực hiện bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản.

Bước 5: Trả kết quả giải quyết.

6.2. Bổ sung thêm bệnh COVID-19 trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo đó, tại Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, Thông tư 02 cũng bổ sung thêm phụ lục để Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Như vậy, từ 01/4/2023, bệnh Covid-19 chính thức trở thành bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội.

6.3.Tăng hệ số trượt giá BHXH năm 2023

Hệ số trượt giá BHXH là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH hàng tháng. Theo đó, từ ngày 01/01/2023, hệ số trượt giá BHXH thay đổi như sau:

- Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

Bảo hiểm xã hội là gì và các chế độ BHXH tại Việt Nam năm 2023? Người lao động có nên đóng bảo hiểm xã hội không? (ảnh 1)

- Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện:

6.4. Sửa đổi các trường hợp được hưởng BHXH một lần

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT đã sửa đổi quy định về các trường hợp mắc bệnh được hưởng BHXH một lần từ ngày 15/02/2023 như sau:

Từ ngày 15/02/2023

Trước đây

- Trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội;

- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

 

- Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

6.5. Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2023

Tại Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Quốc hội Quyết nghị tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

6.6. Tăng tuổi nghỉ hưu năm 2023

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của người lao động cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu trong năm 2023 đối với lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ là đủ 56 tuổi.

6.7. Lao động tự do có nên tham gia bảo hiểm xã hội hay không?

Lao động tự do có thể hiểu là những người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, đối tượng này có phạm vi rất rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số nghề lao động tự do phổ biến ở Việt Nam như sau:

+ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố;

+ Thu gom rác, phế liệu;

+ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;

+ Bán vé số lưu động;

+ Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);

+ Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh;

+ Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non;

+ Người làm các công việc nghệ thuật: vẽ tranh, người mẫu, thiết kế,...

+ Và một số nghề khác.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

...

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, các đối tượng làm lao động tự do sẽ không giao kết hợp đồng lao động nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, những người lao động tự do có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có nhu cầu và để được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đây sẽ là một chế độ cũng rất có ích cho người dân lao động tự do khi nó bù đắp được một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do già, yếu khi hết tuổi lao động hoặc chết.

 

1 513 01/08/2023