Đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an gọi số nào, ở đâu?

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, hiện nay cơ quan nhà nước đã có nhiều kênh khác nhau để người dân liên hệ nhanh chóng và thuận tiện trong việc tố giác tội phạm.

1 266 05/01/2024


Đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an gọi số nào, ở đâu?

1. Đường dây nóng tố giác tội phạm của Bộ Công an

Số điện thoại đường dây nóng mới của Bộ công an là: 0692326555

Đường dây nóng được đặt tại Thanh tra Bộ công an (số 3 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Ba Trưng, thành phố Hà Nội).

Đối với những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của cán bộ chiến sĩ Công an đến đường dây điện thoại nóng của Bộ công an theo số điện thoại: 069.232.6555 Lưu ý: Thông tin phản ánh đến số điện thoại trên phải sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, nêu rõ nội dung họ tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp phản ánh thông tin đến đường dây điện thoại nóng.

Nếu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp thông tin tố giác không nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoiaj liên hệ hoặc nội dung thông tin báo không có cơ sở hay căn cứ rõ rằng thì có thể bị từ chối tiếp nhận.

Ngoài ra, khi cung cấp thông tin người cung cấp phải có lời lẽ, thái độ chuẩn mực. Nếu có lời lẽ, thái độ lăng mạ, xúc phạm, không đúng mực; nội dung thông tin không liên quan đến tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ công an thì cũng sẽ bị từ chối tiếp nhận.

Đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an gọi số nào, ở đâu? (ảnh 1)

2. Đường dây nóng tố giác tội phạm của công an các tỉnh

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an tại TP Hà Nội: 069.234.2431

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ công an thạnh TP Hồ Chí Minh: 069.333.6310

Công an thành phố Hà Nội: 069.219.6242/069.219.6764

Công an thành phố Đà Nẵng: 069.426.0254

Công an thành phố Hải Phòng: 069.278.5874

Công an thành phố Cần Thơ: 0693 672 214

3. Các bước tố giác, báo tin về tội phạm

Bước 1: Xác định đúng cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Để tránh mất thời gian cũng như khó khăn cho việc tiếp nhận, điều tra thì trước khi tố giác, người tố giác, báo tin về tội phạm xác định sơ bộ tính chất, mức độ của vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận của cơ quan công an có thẩm quyền để báo tin đúng nơi và đúng chỗ.

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

Cơ quan điều ra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

- Cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

+ Xâm phạm an ninh quốc gia;

+ Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

+ Các tội khác quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như: tội giết người;...

+ Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam.

- Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp quân khu nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Bước 2. Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tố giác, báo tin bằng các hình thức sau:

Hình thức 1: Tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền hoặc trực tiếp đến trình báo;

Hình thức 2: Bằng văn bản, văn bản này có thể gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một số quyết định sau:

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm;

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không qua 02 tháng. Trường hợp chưa kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn này thì Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Như vậy, nếu người tố giác, tin báo mà sau khi hết thời gian nêu trên vẫn chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì người tố giác (cơ quan, tổ chức, cá nhân) có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Bước 4. Khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyết tiến hành tiếp nhận, giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm.

Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm không đồng ý với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giải quyết không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại theo quy định sau:

Thời hạn khiếu lại: 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thơi gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, cán bộ điều tra, phó thủ trưởng cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm gian do Thủ trường cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trong thời hạn 07 kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

1 266 05/01/2024