ASEAN được thành lập vào năm nào? Nguyên tắc hoạt động của các thành viên gia nhập ASEAN là gì?
ASEAN hiện nay có bao nhiêu quốc gia thành viên? ASEAN bao gồm những quốc gia nào? Cùng giải đáp với Vietjack.me nhé!
ASEAN được thành lập vào năm nào? Nguyên tắc hoạt động của các thành viên gia nhập ASEAN là gì?
1. ASEAN là gì?
ASEAN là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, (viết tắt của từ tiếng Anh: Association of South East Asian Nations) là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan.
Căn cứ theo Điều 5 Hiến chương ASEAN 2007 quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên như sau:
- Các Quốc gia thành viên có quyền và nghĩa vụ bình đẳng;
- Các Quốc gia thành viên sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc ban hành nội luật thích hợp, để thực hiện hữu hiệu các điều khoản trong Hiến chương này và tuân thủ tất cả các nghĩa vụ thành viên.
- Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng Hiến chương hoặc không tuân thủ Hiến chương, vấn đề này sẽ được xem xét chiểu theo Điều 20 Hiến chương ASEAN 2007.
2. ASEAN hiện nay có bao nhiêu quốc gia thành viên?
Hiện nay, tổ chức ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
- Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
+ Cộng hòa Indonesia
+ Liên bang Malaysia
+ Cộng hòa Philippines
+ Cộng hòa Singapore
+ Vương quốc Thái Lan
- Các quốc gia gia nhập sau:
+Nhà nước Brunei Darussalam (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
+ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995).
+ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
+ Cộng hòa Liên bang Myanmar (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
+ Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
- Ứng viên xin gia nhập, hiện đang là quan sát viên:
+ Nhà nước Độc lập Papua New Guinea (quan sát viên từ năm 1976)
+ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste (quan sát viên từ năm 2015)
Như vậy, hiện nay ASEAN có 10 quốc gia thành viên, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Asean cũng có hai quốc gia quan sát viên là Papua New Guinea và Đông Timor.
3. Nguyên tắc hoạt động của các thành viên gia nhập ASEAN là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Hiến chương ASEAN 2007 nêu rõ ASEAN và các Quốc gia thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
- Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và công bằng xã hội.
- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia;
- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào; kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN;
- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
Xem thêm các chương trình khác: