Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 thay đổi như thế nào? Quy định về tỷ lệ và mức đóng BHXH mới nhất 2024

Tỷ lệ đóng BHXH luôn là vấn đề được quan tâm của người lao động và người sử dụng lao động. Tỷ lệ đóng BHXH năm 2023 có gì thay đổi? Dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ từ quỹ BHXH với người lao động và các tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn từ ngày 01/10/2021. Từ đây, mức đóng bảo hiểm xã hội cũng có sự thay đổi. Vậy tỷ lệ đóng BHXH phải đóng hiện nay là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 1102 lượt xem


Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 thay đổi như thế nào? Quy định về tỷ lệ và mức đóng BHXH mới nhất 2024

I. Đối Tượng Tham Gia BHXH, BHYT, BHTN

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm có: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ gồm có NLĐ là công dân Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài). Cụ thể được tổng hợp dưới bảng như sau:

1. Đối với trường hợp người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc:

 

Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

NLĐ là công dân Việt Nam

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam theo quy định hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã được hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

NLĐ là công dân nước ngoài

NLĐ là công dân nước ngoài làm việc, công tác tại Việt Nam thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ không phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

- NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất là 12 tháng.

- NLĐ nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động 2012.

2. Đối với trường hợp NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

 

Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Sử dụng NLĐ là công dân Việt Nam 

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sau đây có thuê mướn, sử dụng NLĐ là công dân VN theo hợp đồng lao động:

- Cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động, kinh doanh được cấp phép trên lãnh thổ Việt Nam.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân sử dụng lao động.

Sử dụng NLĐ là công dân nước ngoài

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sau đây có thuê mướn, sử dụng NLĐ là công dân nước ngoài theo hợp đồng lao động:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động, kinh doanh được cấp phép trên lãnh thổ Việt Nam.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội:

Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội 2014 các đối tượng sau không phải đóng bảo hiểm xã hội:

Đối tượng thứ nhất: Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trong đó, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

– Người lao động là người Việt Nam gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi ;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Đối tượng thứ 2: Người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản.

III. Quy định về tỷ lệ và mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất

Cụ thể về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN và BHYT năm 2024 đối với người lao động là người Việt Nam và lao động nước ngoài sẽ có những thay đổi đáng kể, người lao động và người sử dụng lao động cần lưu ý.

Chú ý: Trong bài có cụm từ viết tắt như:

- Quỹ hưu trí, tử tuất (HT-TT)

- Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS)

- Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN)

1. Tỷ lệ đóng BHXH từ ngày 01/07/2021 - 30/06/2022

Đối với người lao động Việt Nam:

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc sẽ do cả người sử dụng lao động và người lao động đóng. Người sử dụng lao động được giảm tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ-BNN từ 0,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc xuống còn 0%. Người sử dụng lao động bằng 1% vào quỹ bảo hiểm tự nguyện giảm còn 0%.

Chi tiết tỷ lệ đóng BHXH như bảng sau:

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

8%

-

-

1%

3%

14%

3%

0%

0%

3%

10,5%

20%

Tổng cộng: 30,5%

Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động Việt Nam từ 01/10/2021 – 30/06/2022.

Đối với người lao động nước ngoài:

Đối với người lao động nước ngoài khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ phải đóng 1,5% vào quỹ BHYT, NSDLĐ sẽ đóng 3% vào quỹ ốm đau thai sản.

Chi tiết tỷ lệ đóng BHXH như bảng sau:

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

-

-

-

-

1,5%

-

3%

0%

-

3%

1,5%

6%

Tổng cộng: 7,5%

Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động nước ngoài từ 01/10/2021 – 30/06/2022

2. Tỷ lệ đóng BHXH từ ngày 01/07/2022 - 30/09/2022

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN năm 2022 (ngày 1/7/2022 – 30/9/2022) của NLĐ Việt Nam và NLĐ nước ngoài sẽ có sự thay đổi so với kỳ trước. Tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải đóng 0,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ TNLĐ-BNN.

Đối với người lao động Việt Nam:

Đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận và phê duyệt thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0,3%.

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

8%

-

-

1%

1,5%

14%

3%

0,5%

0%

3%

10,5%

20,5%

Tổng cộng: 31%

Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động Việt Nam từ 01/07/2022 – 30/09/2022

Đối với người lao động nước ngoài:

Đối với NLĐ nước ngoài thì NSDLĐ sẽ không phải trích tỷ lệ đóng BHXH vào các quỹ HT-TT và quỹ BHTN. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận và phê duyệt thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là 0,3%

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

8%

-

-

-

1,5%

14%

3%

0,5%

-

3%

9,5%

20.5%

Tổng cộng: 30%

Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động nước ngoài từ 01/07/2022 – 30/09/2022.

3. Tỷ lệ đóng BHXH từ ngày 01/10/2022 - năm 2023

Đối với người lao động Việt Nam:

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

8%

-

-

1%

1,5%

14%

3%

0,5%

1%

3%

10,5%

20,5%

Tổng cộng: 32%

Đối với người lao động nước ngoài:

Người lao động

Người sử dụng lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT-TT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

8%

-

-

-

1,5%

14%

3%

0,5%

-

3%

9,5%

20.5%

Tổng cộng: 30%

Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động nước ngoài từ 30/09/2022 – nay

IV. Mức Đóng - Tỷ Lệ Đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Qua Các Năm

Tỷ lệ đóng BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ qua mỗi năm sẽ được điều chỉnh, sửa đổi sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Do đó, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cũng như người lao động nên theo dõi sát sao các tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc tránh việc bỏ lỡ và gặp thiếu sót khi nộp khoản tiền BHXH.


Năm

Tỷ lệ đóng BHXH của Doanh nghiệp (%)

Tỷ lệ đóng BHXH của Người lao động (%)

 

Tổng cộng (%)

BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ - BNN

BHXH

BHYT

BHTN

Từ 01/01/2007-31/12/2008

15

2

0

0

5

1

0

23

Từ 01/01/2009-31/12/2009

15

2

1

0

5

1

1

25

Từ 01/01/2010-31/12/2011

16

3

1

0

6

1,5

1

28,5

Từ 01/01/2012-31/12/2013

17

3

1

0

7

1,5

1

30,5

Từ 01/2014 đến 05/2017

18

3

1

0

8

1,5

1

32,5

Từ 06/2017 đến 30/09/2021

17

3

1

0.5

8

1,5

1

32

Từ 01/10/2021 đến 30/06/2022

17

3

0

0

8

1,5

1

30,5

Từ 01/07/2022 đến 30/09/2022

17

3

0

0,5

8

1,5

1

31

Bảng phân bổ tỷ lệ đóng BHXH của khối doanh nghiệp từ 01/01/2007 đến nay

- Trước ngày 01/06/2017, tỷ lệ đóng BHXH của người sử dụng lao động sẽ được phân bổ vào quỹ: Hưu trí - tử tuất; Ốm đau – thai sản và TNLĐ – BNN

- Từ ngày 01/06/2017 tỷ lệ đóng BHXH của người sử dụng lao động được phân bổ vào quỹ: Hưu trí – tử tuất, Ốm đau – thai sản

- Tỷ lệ đóng BHXH của người lao động sẽ được phân bổ vào quỹ Hưu trí – tử tuất.

V. Mức Tiền Lương Đóng BHXH, BHYT, BHTN

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

- Mức lương theo tháng của NLĐ;

- Phụ cấp;

- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

1. Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc:

Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp: Tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc sẽ là tiền lương theo đúng ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp theo chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (tính cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương tháng).

Đối với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp: Tiền lương do NSDLĐ quyết định. Cụ thể như sau:

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh tại đơn vị: ghi mức lương tính theo thời gian của chức danh hoặc công việc theo bảng lương, thang lương do NSDLĐ xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ Luật Lao động; đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì sẽ ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên: Những khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, vị trí, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận giữa hai bên: Những khoản bổ sung xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương như thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

2. Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu mới nhất

Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Đối với NLĐ làm chức danh hoặc công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

- Đối với NLĐ làm chức danh hoặc công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

- Đối với NLĐ làm chức danh hoặc công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải cao hơn ít nhất 5%; chức danh hoặc công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của chức danh hoặc công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, thì từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (VNĐ)

Mức lương tối thiểu giờ (VNĐ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

3. Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa mới nhất

Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Từ ngày 01/01/2023 - 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, từ ngày 01/7/2023 mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa sẽ là: 20 x 1,8 = 36 triệu đồng/tháng.

 

1 1102 lượt xem