Thu nhập quốc dân là gì? Vai trò của việc thống kê thu nhập quốc dân? Phương pháp tính thu nhập quốc dân
Nếu GDP phản ánh về tổng giá trị sản phẩm nội địa thì GNP (chỉ số thu nhập quốc dân) lại phản ánh về giá trị thị trường của tổng các sản phẩm, hàng hóa - dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở thị trường trong 1 thời kỳ nhất định. Thành phần của thu nhập quốc dân và vai trò của việc thống kê thu nhập quốc dân là gì? Cùng tìm hiểu với Vietjack.me nhé!
Thu nhập quốc dân là gì? Vai trò của việc thống kê thu nhập quốc dân? Phương pháp tính thu nhập quốc dân
1. Thông tin cơ bản về thu nhập quốc dân (national income)
Thu nhập quốc dân (national income) là tổng thu nhập bằng tiền mà các hộ gia đình nhận được dưới dạng tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Điều đó có nghĩa là thu nhập quốc dân có ý nghĩa là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia trong một gia đoạn cụ thể.
=> Do đó, nó là kết quả ròng của tất cả các hoạt động kinh tế của bất kỳ quốc gia nào được xác định bằng tiền. Sự tiến bộ của một quốc gia có thể được xác định bởi sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân trong đất nước.
Các thước đo khác nhau để xác định thu nhập quốc dân là GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản phẩm quốc gia) và NNP (tổng sản phẩm ròng quốc gia) cùng với các thước đo khác như thu nhập cá nhân và thu nhập khả dụng.
Có thể hiểu, thu nhập quốc dân là chỉ báo cơ bản về cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
=> Do đó, việc hạch toán thu nhập quốc dân là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển và lập kế hoạch của quốc gia đó từ quan điểm quốc tế và quốc gia. Tính toán national income là một nỗ lực đòi hỏi sự làm việc nghiêm ngặt.
2. Thành phần của thu nhập quốc dân
Thu nhập quốc dân GNI có liên quan đến thu nhập nhân tố và chi phí nhân tố, gồm hai loại là GNP danh nghĩa và GNP thực tế. GNP danh nghĩa là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ theo giá hiện hành. Chúng được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tài chính, tổ chức tài chính. GNP thực tế là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhưng theo giá cố định của thời kỳ được chọn làm gốc. Chỉ số này thường được sử dụng để phân tích tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia.
National income bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong quốc gia (chính là tổng sản phẩm nội địa GDP) cộng với thu nhập nhận được từ bên ngoài (chủ yếu là lãi vay và cổ tức), trừ đi những khoản tương tự phải trả bên ngoài.
Bốn thành phần chính của thu nhập quốc dân là:
- Hàng tiêu dùng và dịch vụ.
- Tổng thu nhập cá nhân trong nước.
- Hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp.
- Thu nhập phát sinh từ nước ngoài.
Cụ thể bao gồm: Chi tiêu dùng cá nhân; tổng đầu tư của dân cư; chi tiêu dùng của chính phủ; thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế); tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Cuối cùng, trừ đi hai khoản tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu.
3. Vai trò của việc thống kê thu nhập quốc dân
Trước hết, đối với nền kinh tế: Dữ liệu thu nhập quốc dân rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Trong thời điểm hiện tại, nó cho chúng ta biết tổng hợp thu nhập, sản lượng và sản phẩm của một quốc gia là kết quả thu nhập của các cá nhân khác nhau, sản phẩm của các ngành và giao dịch thương mại quốc tế.
Thứ hai, đối với chính sách của quốc gia: national income là cơ sở của các chính sách quốc gia như chính sách việc làm, chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp,... Thu nhập quốc dân cũng tạo nên các mô hình kinh tế như mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư,... đưa nền kinh tế đi đúng quỹ đạo.
Thứ ba, đối với việc lập kế hoạch kinh tế: Để lập kế hoạch kinh tế, dữ liệu thu nhập quốc dân cũng là cơ sở cho việc lập các kế hoạch. National income cung cấp những dữ liệu liên quan đến tổng thu nhập, sản lượng, tiết kiệm, tiêu dùng, việc làm, đầu tư... của đất nước thu được từ thực tiễn xã hội.
Thứ tư, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu: Dữ liệu thu nhập quốc dân cũng được sử dụng bởi các học giả nghiên cứu về kinh tế. Họ sử dụng các dữ liệu khác nhau về đầu vào, đầu ra, thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng, hoạt động đầu tư quốc gia... thu được từ các nguồn khác nhau phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Ngoài ra, các dữ liệu này còn có thể sử dụng cho mục đích so sánh mức sống của người dân ở các quốc gia khác nhau đồng thời của những người sống tại các địa phương khác nhau trong một quốc gia trong từng thời điểm nhất định
Cuối cùng, đối với hoạt động phân phối thu nhập: Số liệu thống kê thu nhập quốc dân cho phép chúng ta hiểu được sự phân phối thu nhập giữa các cá nhân, tổ chức, khu vực địa lý khác nhau dựa trên các dữ liệu liên quan đến tiền lương, tiền thuê nhà, tiền lãi và lợi nhuận... Từ những điều trên, quốc gia sẽ hiểu rõ sự chênh lệch thu nhập giữa các đối tượng, vùng miền khác nhau trên cả nước, sau đó sẽ có những chính sách phù hợp và kịp thời để điều chỉnh sự phân phối này sao cho có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước.
4. Phương pháp tính thu nhập quốc dân
Có hai cách thức tính chỉ số GNI:
4.1. Theo giá hiện hành
GNI = GDP (tổng sản lượng cả nước) + chênh lệch mức lương giữa lượng gửi vào và lượng gửi ra + chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài. Hay ngắn gọn hơn: GNI = GDP + Thu nhập nhận được từ bên ngoài - Những khoản tương tự phải trả bên ngoài. |
Chú thích:
- Chênh lệch mức lương giữa lượng gửi vào và lượng gửi ra là phần còn lại được cộng vào thu nhập của người dân. Thể hiện thông qua thù lao và các khoản thu nhập khác trả cho người lao động.
- Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài là kết quả thu nhập của đơn vị và cư dân Việt Nam nhận được khi làm việc tại nước ngoài. Thu nhập, chi trả sở hữu gồm các khoản lợi tức:
+ Lợi tức đầu tư thu nhập và chi trả trực tiếp với nước ngoài.
+ Lợi tức đầu tư được thu nhập và chi trả từ các loại giấy tờ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu,...
+ Lợi tức từ thu nhập và chi trả thuê, mượn quyền sử dụng, sáng chế.
Các chênh lệch này tạo ra ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia kinh tế và phục vụ cho việc xây dựng, phát triển chiến lược kinh tế vững mạnh, ổn định.
4.2. Theo giá so sánh
GNI = GNI theo giá hiện hành năm báo cáo/Chỉ số giảm phát của GDP năm báo cáo so với năm gốc so sánh. |
Công thức này phản ánh sự so sánh về giá trị tổng thu nhập thực tế giữa hai năm khác nhau. Thông tin này giúp quốc gia xem xét, đánh giá các kết quả đạt được của hiện tại so với năm gốc được so sánh. Từ đó xác định tình hình kinh tế quốc gia đang diễn ra theo hướng tích cực hay đang bị giảm sút.
Xem thêm các chương trình khác: