Mức giá điện cập nhật theo quy định mới nhất năm 2023

Trong đời sống sinh hoạt hiện đại ngày nay, kể cả trong các hoạt động kinh doanh, điện năng là một loại năng lượng vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Cùng tìm hiểu xem sự thay đổi về biểu giá điện cập nhật theo quy định mới nhất năm 2023 trong bài viết dưới đây.

1 398 lượt xem


Mức giá điện cập nhật theo quy định mới nhất năm 2023

I. Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc mới theo quy định năm 2023

Ngày 04/5/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện.

Theo đó, đối với nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc, theo nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao.

Cụ thể, bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng).

Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng).

Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng).

Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng).

Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng)

Cao nhất là bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng)

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

Giá bán điện (đồng/kWh)

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

1.728

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

1.786

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

2.074

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

2.612

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.919

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.015

II. Giá bán lẻ điện bình quân năm 2023

1. Giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% từ 04/5/2023

Do chi phí nhiên liệu ngày càng tăng cao và để đảm bảo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể đủ điều kiện để sản xuất điện, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội thì Bộ Công Thương đã có chỉ đạo về việc điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023.

Quyết định tăng giá bán lẻ điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký ban hành vào ngày 27/4/2023 và được áp dụng vào ngày 04/5/2023.

Theo đó, giá điện bán lẻ bình quân mới sẽ là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng), trong khi giá bán lẻ cũ là 1.864,44 đồng/kWh. Như vậy, giá điện tăng khoảng 3%, tương đương với tăng thêm 55,9 đồng/kWh. Đây là mức điều chỉnh giá điện gần nhất kể từ tháng 3 năm 2019, cách đây 4 năm.

Quyết định điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện dựa trên kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Kết quả này đã được công bố vào 31/3/2023 bởi Bộ Công Thương.

Theo công bố, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 của EVN là 1.859,90 đồng/kWh và năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh (tăng khoảng 9,27% so với năm trước đó).

Về giá bán điện thương phẩm, năm 2021 mức giá bán bình quân là 1.855,57 đồng/kWh (tăng 1,94% so với năm 2020) và năm 2022 tiếp tục tăng lên mức 1.882,73 đồng/kWh (tăng 1,46% so với năm 2021). Tuy nhiên, dù tăng nhưng giá thành sản xuất điện vẫn cao hơn so với mức giá điện thương phẩm. Chính điều này đã khiến EVN lỗ liên tục trong các năm gần đây.

Vì vậy, để đảm bảo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đủ điều kiện cần thiết để sản xuất điện và đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội thì Bộ Công Thương đã thông qua và điều chỉnh mức giá điện từ ngày 04/5/2023 như trên.

2. Nguyên nhân khung giá bán lẻ điện bình quân tăng

Nói về nguyên nhân khiến khung giá bán lẻ điện tăng, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, đó là do tác động của tình hình khủng hoảng năng lượng, căng thẳng địa chính trị tại châu Âu, biến động tỷ giá giữa đồng USD và nhiều đồng tiền khác, áp lực của lạm phát, gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh trên toàn cầu dẫn đến việc tăng giá năng lượng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

“Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân hiện tại không còn phù hợp với bối cảnh và chưa phản ánh sự biến động của các thông số đầu vào tới chi phí sản xuất kinh doanh điện, đặc biệt là biến động của giá nhiên liệu, Bộ Công Thương nhận thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg và đây là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay”, ông Trần Việt Hòa nhấn mạnh.

Cụ thể, giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện đã bắt đầu tăng từ cuối năm 2021. Theo chỉ số giá than nhập NewCastle Index, bình quân năm 2021 đạt 138 USD/tấn (thậm chí giá than nhập tháng 1-2021 chỉ là 82 USD/tấn và các tháng năm 2020 đều dưới 54 USD/tấn); trên thực tế 10 tháng đầu năm năm 2022, giá than khoảng 359 USD/tấn và giữ ở mức cao cho đến thời điểm này, mặc dù giá than nhập khẩu tăng cao nhưng vẫn có khó khăn trong việc cung ứng than nhập khẩu cho phát điện.

Trong khi đó, sản lượng điện từ nhiệt điện than chiếm tỷ trọng khoảng 40% sản lượng điện của Việt Nam nên chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN tăng cao.

Giá than nhập khẩu tăng không chỉ làm tăng mạnh chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập mà còn làm tăng chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than pha trộn (trộn giữa than trong nước và than nhập).

Ngoài ra, các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện trong hợp đồng mua bán điện của các năm 2019, 2020 cũng như của các năm 2021-2024 ước khoảng hơn 21 nghìn tỷ đồng cần được phân bổ, tính toán vào chi phí sản xuất điện hằng năm để tính toán khung giá.

Với các bối cảnh nêu trên đã tạo nên sự biến động lớn về các thông số liên quan đến chi phí mua điện (chiếm khoảng trên 80% tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm của EVN) - ông Trần Việt Hòa chia sẻ.

3. Khi nào tăng giá bán lẻ điện bình quân?

Theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, hằng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Khi các thông số đầu vào theo quy định có biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm.

Khi các thông số đầu vào theo quy định có biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III. Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?

Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện.

Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.

Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (xác định theo Thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm sử dụng điện), áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.

IV. Giá bán lẻ điện sinh hoạt của EVN mới nhất năm 2023

1. Các ngành sản xuất

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1.1

Cấp điện áp từ 110kV trở lên

 

 

a) Giờ bình thường

1.584

 

b) Giờ thấp điểm

999

 

c) Giờ cao điểm

2.844

1.2

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.604

 

b) Giờ thấp điểm

1.037

 

c) Giờ cao điểm

2.959

1.3

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.661

 

b) Giờ thấp điểm

1.075

 

c) Giờ cao điểm

3.055

1.4

Cấp điện áp dưới 6 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.738

 

b) Giờ thấp điểm

1.133

 

c) Giờ cao điểm

3.171

2. Khối hành chính, sự nghiệp

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông

 

 

Cấp điện áp từ 6kV trở lên

1.690

 

Cấp điện áp dưới 6 kV

1.805

2

Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp

 

 

Cấp điện áp từ 6kV trở lên

1.863

 

Cấp điện áp dưới 6 kV

1.940

3. Sinh hoạt

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

 

 

Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50

1.728

 

Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100

1.786

 

Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200

2.074

 

Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300

2.612

 

Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400

2.919

 

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.015

2

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

2.535

4. Kinh doanh

TT

Nhóm đối tượng khách hàng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

Cấp điện áp từ 22kV trở lên

 

 

a) Giờ bình thường

2.516

 

b) Giờ thấp điểm

1.402

 

c) Giờ cao điểm

4.378

2

Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

2.708

 

b) Giờ thấp điểm

1.594

 

c) Giờ cao điểm

4.532

3

Cấp điện áp dưới 6 kV

 

 

a) Giờ bình thường

2.746

 

b) Giờ thấp điểm

1.671

 

c) Giờ cao điểm

4.724

V. Biểu giá bán điện năm 2023

1. Quy định về giờ

Giờ bình thường

Gồm các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

- Từ 4h00 đến 9h30

- Từ 11h30 đến 17h00

- Từ 20h đến 22h

Ngày chủ nhật:

Từ 04h00 đến 22h00

Giờ cao điểm

Gồm các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

- Từ 09h30 đến 11h30

- Từ 17h đến 20h

Ngày chủ nhật không có giờ cao điểm

Giờ thấp điểm

Tất cả các ngày trong tuần và bắt đầu từ 22h đến 4h sáng ngày hôm sau

2. Áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt cho những đối tượng nào?

- Bán cho những khách hàng có mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dụng từ 25kVA trở lên hoặc sản lượng điện trung bình từ 2000 kWh/tháng trở lên.

- Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp

- Đơn vị mua điện để bán lẻ điện nhưng nằm ngoài mục đích để sinh hoạt tại tổ chức thương mại- dịch vụ- sinh hoạt.

3. Giá bán lẻ điện sinh hoạt trường hợp cho sinh viên thuê nhà

Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT) thì trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.

VI. Biểu giá điện mặt trời năm 2023 – 2024

Hiện nay vẫn chưa có giá bán điện cụ thể dành cho những hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện năng lượng mặt trời mong muốn bán ngược phần dư thừa ra lưới. Tuy nhiên dựa vào bảng giá bán điện năm 2020 có thể dự đoán giá bán trong năm 2022 có thể được tăng lên tương ứng nếu áp dụng giá FIT.

Cụ thể biểu giá mua điện năng lượng mặt trời tại Quyết định 13/2020/QĐ/TTg như sau:

TT

Công nghệ điện mặt trời

Giá điện

VNĐ/kWh

Tương đương UScent/kWh

1

Dự án điện mặt trời nổi

1.783

7,69

2

Dự án điện mặt trời mặt đất

1.644

7,09

3

Hệ thống điện mặt trời mái nhà

1.943

8,38

Giá mua điện mặt trời chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và được điều chỉnh theo biến động tỷ giá tiền tệ của Việt Nam với đô la Mỹ.

VII. Hướng dẫn tính hóa đơn tiền điện

1. Cách tính hóa đơn tiền điện hàng tháng chính xác

Để giúp Quý bạn đọc có thể dễ dàng tính toán chi phí cần thanh toán trong tháng qua, Vietjack.me hướng dẫn cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản.

Bước 1: Truy cập trang web: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx

Bước 2: Lựa chọn bảng tính tiền điện EVN theo từng loại như: kinh doanh, sinh hoạt, sản xuất,… để hệ thống áp dụng chuẩn công thức tính tiền điện

Bước 3: Chọn thời gian cần tính tiền

Bước 4: Nhập các thông số điện năng tiêu thụ, số hộ dùng điện

Bước 5: Nhấn vào ô thanh toán

         Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các cách tra cứu và thanh toán hóa đơn tiền điện tại đây: https://vietjack.me/huong-dan-tra-cuu-va-thanh-toan-hoa-don-tien-dien-nhanh-chong-cap-nhat-161762.html

2. Tiền điện tính từ ngày nào?

Theo như Cục điều tiết điện lực thì cứ khoảng 20-21 hàng tháng sẽ thực hiện chốt số điện của EVN ở các địa phương và chậm nhất là 10-14 của tháng sau sẽ gửi hóa đơn tiền điện đến khách hàng.

Vậy thời điểm thông báo hóa đơn tiền điện chênh lệch khoảng 10 ngày so với ngày chốt số nên cũng hơi khó để các hộ gia đình kiểm tra và theo dõi số điện tiêu thụ của mình.

Thời gian đóng tiền điện hàng tháng đã được quy định rõ và cụ thể trong hợp đồng mua bán điện, thường sẽ là từ 5-7 ngày kể từ khi nhận thông báo.

VIII. EVN mua điện giá bao nhiêu?

EVN mua điện từ nhiều nguồn như thủy điện, nhiệt điện than, điện gió, điện mặt trời, tuabin khí, nhập khẩu. Trong đó, thủy điện đang có giá rẻ nhất, còn nhiệt điện than lại rất đắt do giá than cao.

Điện than đang đắt lên

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, giá mua điện bình quân các loại hình nguồn trong 3 tháng đầu năm 2023 là 1.844,9 đồng/kWh. Đây là thời điểm giá bán điện vẫn ở mức 1.864,44 đồng/kWh. Như vậy, giá mua điện của EVN gần ngang bằng với giá bán điện của tập đoàn này khi chưa được điều chỉnh tăng.

Nếu cộng thêm các chi phí khác như phân phối, truyền tải, dịch vụ phụ trợ, điều độ... thì giá điện mua vào sẽ cao hơn giá bán ra.

Ngoài ra, EVN còn mua gián tiếp trên thị trường điện. Mức giá cũng lên tới hơn 2.100 đồng/kWh.

Kể từ 4/5, giá điện đã được quyết định điều chỉnh tăng lên 1.920,3732 đồng/kWh. Tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN, cho hay: Mức tăng giá này giúp doanh thu 8 tháng còn lại của EVN tăng thêm hơn 8.000 tỷ đồng, góp phần giảm thiểu khó khăn tài chính cho EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất khách hàng đấu nối cấp điện áp 110kV trở lên (thường là các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp - PV) phải trực tiếp mua điện trên thị trường điện. Nếu cơ chế này được chấp thuận, EVN sẽ không còn là người mua duy nhất.

Các khách hàng lớn này sẽ không cần mua lại điện từ EVN như hiện nay. Họ có thể mua điện với nhiều mức giá khác nhau trong ngày, ví dụ buổi tối giá rẻ có thể mua nhiều, còn buổi trưa giá cao có thể mua ít đi. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức giá điện cũng như các sự điều chỉnh về giá điện cập nhật mới nhất năm 2023. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc.

 

 

1 398 lượt xem