Ly thân là gì? Thủ tục ly thân như thế nào? Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?

Ly thân là gì? Theo quy định ly thân bao lâu thì được ly hôn? Cùng Vietjack.me giải đáp thắc mắc nhé!

1 184 03/03/2024


Ly thân là gì? Thủ tục ly thân như thế nào? Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?

1. Ly thân là gì?

Ly thân là gì? Thủ tục ly thân như thế nào? Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không? (ảnh 1)

Trước hết, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung thì không quy định về việc ly thân. Do vậy, pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng bạn ly thân, và trong thời gian "ly thân", vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người. Vì vậy, nếu cuộc sống hôn nhân của bạn và chồng bạn không hạnh phúc và bạn không muốn tiếp tục sống cùng chồng, tuy nhiên chưa đến mức phải ly hôn thì bạn và chồng bạn có thể ly thân mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào.

Khái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục).

Nếu sau quá trình ly thân, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng bạn rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn và chồng bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn.

2. Thủ tục ly thân được thể hiện như thế nào?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….

Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.

Đôi khi việc ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.

Ly thân là gì? Thủ tục ly thân như thế nào? Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không? (ảnh 1)

3. Đơn xin ly thân - Văn bản thỏa thuận về ly thân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

VĂN BẢN THỎA THUẬN VỀ LY THÂN

Tên của chồng , vợ

Năm sinh của chồng , vợ : ........... Hiện cư ngụ tại: .....

Vào ngày ..../..../... Tôi có kết hôn với anh, chị .... sinh năm ..... cư ngụ tại .......

Chúng tôi đăng ký kết hôn tại: ...........................

Thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có một cháu trai (gái) tên là ........ sinh năm .....

Trong cuộc hôn nhân này, chúng tôi thường xảy ra mâu thuẫn nhiều lần, nhưng không giải quyết được

Về nội dung thỏa thân ly thân

  • Tiền cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
  • Tiền cấp dưỡng con cái: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
  • Quyền nuôi con: vợ hoặc chồng thỏa thuận để một bên nuôi dưỡng, chăm sóc chon trong thời gian này
  • Quyền thăm nom: thời gian, số lần thăm…
  • Thỏa thuận về tài sản cá nhân
  • Thỏa thuận về các tài sản chung: do ai trực tiếp sử dụng, bảo quản…
  • Thỏa thuận về người chi trả thuế vụ
  • Thỏa thuận về việc trả nợ chung
  • Trách nhiệm của từng bên khi trong thời gian ly thân một bên phát sinh nợ
  • Thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng có được hay không được phép đến nơi làm việc, chỗ ở của nhau
  • Các thỏa thuận khác…

....., Ngày ... tháng ... năm ...

Chữ kí bên A Chữ kí bên B

4. Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau ?

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung, con cái cũng chia nhau nuôi… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

4.1. Điểm giống nhau

Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

4.2. Điểm khác nhau

Về mặt nhân thân: Ly thân không được pháp luật quy định, không được tòa án chấp thuận khi giải quyết đơn ky thân Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…

Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Ly thân là gì? Thủ tục ly thân như thế nào? Ly thân có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không? (ảnh 1)

5. Chia tài sản trong thời kì ly thân

Dưới góc độ pháp lý việc ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng nhưng nếu trong thời kì ly thân mà muốn chia tài sản thì pháp luật sẽ chia theo tài sản chung như khi ly hôn Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp:

– Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Việc chia tài nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ

Như vậy, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản nếu không thuộc các trường hợp không được phép chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo quy định của pháp luật. Nội dung của văn bản thỏa thuận bao gồm các thông tin cơ bản như: tên, tuổi, nơi ở của 2 vợ chồng, tài sản được chia, thỏa thuận chia, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm việc chia tài sản có hiệu lực, các thỏa thuận khác và phải có chữ ký của hai vợ chồng. Việc chia tài sản phải lập thành văn bản phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, thì bên nguyên đơn có thể làm đơn yêu cầu phân chia tài sản chung gửi đến tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú để giải quyết việc phân chia tài sản theo đúng quy định pháp luật.

6. Ly thân bao lâu thì được ly hôn?

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy, quy định pháp luật không đặt ra bao nhiêu lâu các bạn mới có thể được ly hôn khi đang ly thân. Trong trường hợp này bạn chỉ cần chứng minh đời sống vợ chồng bạn đang lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì cơ quan nhà nước đã thực hiện thủ tục ly hôn cho hai vợ chồng bạn rồi.

Về vấn đề cấp dưỡng, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng không có quy định cụ thể mức dưỡng là bao nhiêu, việc này sẽ được cơ quan Tòa án xác định dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

7. Câu hỏi thường gặp về ly thân

7.1 Pháp luật Việt Nam có thừa nhận việc sống ly thân hay không?

Pháp luật của nhà nước ta không ghi nhận chế định ly thân, nên thuật ngữ này không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ trước đến nay, từ Luật hôn nhân và gia định năm 1959, năm-1986 và đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (hiện nay, áp dụng Luật hôn nhân gia đình năm 2014), đều không ghi nhận việc ly thân của vợ chồng. Vì vậy, nếu thực tế, vợ chồng yêu cầu Toà án công nhận ly thân thì các Toà án sẽ bác yêu cầu của họ. Nếu vợ chồng muốn sống riêng và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì Toà án áp dụng quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại để giải quyết yêu cầu của vợ chồng.

Như vậy, Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào lý giải thế nào là ly thân. Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản: Ly thân là việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt.

7.2 Chế định ly thân theo quy định của pháp luật trước năm 1945?

Vấn đề ly thân xâm nhập vào Việt Nam theo Bộ dân luật giản yếu tại miền Nam (còn gọi là Bộ luật dân sự Nam Kỳ năm 1883). Đây là văn bản pháp luật được soạn thảo theo tinh thần của Bộ luật dân sự Pháp.

Theo Bộ luật dân sự Pháp thì chế định ly thân là chế định cùng tồn tại với chế định ly hôn. Ban đầu, Ly thân được đặt ra để giải quyết quan hệ hôn nhân của những người theo Công giáo, vì luật của Giáo hội cấm ly hôn. Tuy nhiên, ly thân không chỉ để áp dụng riêng cho những người theo Công giáo.

Do đó, nhiều người không theo Công giáo cũng lựa chọn giải pháp ly thân để giải quyết quan hệ vợ chồng khi cuộc sống chung không được như ý và dần dần chế định ly thân được áp dụng như một giai đoạn chuyển tiếp trước khi đi đến ly hôn. Cổ luật Việt Nam, cũng như Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ luật dân sự Trung Kỳ năm 1936 không quy định vấn đề ly thân.

Thực tế, ngoài Bộ luật dân sự Nam Kỳ năm 1883, vấn đề ly thân cũng chỉ được quy định trong một số văn bản pháp luật của chế độ Sài Gòn dưới thời Ngô Đình Diệm như Luật gia đình năm 1959, Sắc luật năm 1964, theo các văn bản pháp luật này thì vợ chồng muốn ly thân phải yêu cầu Toà án giải quyết. Toà án chỉ tuyên bố cho vợ chồng ly thân khi có các căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật. Khi bản án tuyên bố cho vợ chồng ly thân có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ “đổng cư”, tức là vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân giữa họ vẫn tồn tại. Nhưng trên thực tế, chế định ly thân rất ít được quyết định vì rất ít người yêu cầu Toà án tuyên bố ly thân. Hơn nữa, đây là quy định không phủ hợp với phong tục tập quán của Việt Nam.

1 184 03/03/2024