Cách tính thuế thu nhập cá nhân [Năm 2024] từ tiền lương, tiền công
Năm 2024, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động làm việc tại công ty được tính như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay!
Cách tính thuế thu nhập cá nhân [Năm 2024] từ tiền lương, tiền công
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
- Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
- Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
+ Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
+ Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
2.1. Đối với nền kinh tế xã hội
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.
+ Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất - nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội
+ Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
+ Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.
- Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
+ Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.
- Phát hiện thu nhập bất hợp pháp
+ Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này.
- Thuế thu nhập cá nhân có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
2.2. Đối với hệ thống thuế
- Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác
+ Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.
- Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần k hắc phục hạn chế thất thu về thuế.
3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 từ tiền lương, tiền công
Hiện nay, cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có sự khác nhau, cụ thể:
3.1. Đối với cá nhân cư trú
Trường hợp 1: Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các bước để tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.
Bước 2. Xác định các khoản được miễn thuế TNCN , cụ thể:
Các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công, theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 bao gồm:
- Khoản tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gian hành chính; hoặc
- Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.
Bước 3. Tính thu nhập phải chịu thuế theo công thức:
Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.
Bước 4. Xác định các khoản giảm trừ, bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (tại bước 3) - Các khoản giảm trừ.
Bước 6. Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó, thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần; hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng (đồng) |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu |
5% |
0 triệu + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 triệu đến 10 triệu |
10% |
0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu |
10% TNTT - 0,25 triệu |
3 |
Trên 10 triệu đến 18 triệu |
15% |
0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu |
15% TNTT - 0,75 triệu |
4 |
Trên 18 triệu đến 32 triệu |
20% |
1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu |
20% TNTT - 1,65 triệu |
5 |
Trên 32 triệu đến 52 triệu |
25% |
4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu |
25% TNTT - 3,25 triệu |
6 |
Trên 52 triệu đến 80 triệu |
30% |
9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu |
30 % TNTT - 5,85 triệu |
7 |
Trên 80 triệu |
35% |
18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu |
35% TNTT - 9,85 triệu |
Trường hợp 2: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng:
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Lưu ý: Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu 08/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà không làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN thì phải nộp thuế TNCN như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả x 10%
3.2. Đối với cá nhân không cư trú
Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất (20%).
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
Trường hợp 1: Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày làm việc trong năm |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
Trường hợp 2: Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày có mặt ở Việt Nam |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại các trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Xem thêm các chương trình khác: