Điều trị nội trú là gì? Phân biệt quyền lợi BHYT giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú
Điều trị nội trú là gì? Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú? Người hành nghề khám chữa bệnh từ chối khám chữa bệnh khi nào? Cùng giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Điều trị nội trú là gì? Phân biệt quyền lợi BHYT giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú
1. Thế nào là điều trị nội trú?
Khoản 1 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã chỉ rõ các trường hợp phải điều trị nội trú như sau:
- Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở KCB;
- Có giấy chuyển đến cơ sở KCB từ cơ sở KCB khác.
Trong đó, các trường hợp phải chuyển cơ sở KCB được liệt kê tại khoản 5 Điều này bao gồm:
- Bệnh vượt quá khả năng điều trị và điều kiện vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bệnh không phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Theo yêu cầu của người bệnh.
Nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp điều trị nội trú, cơ sở KCB phải có trách nhiệm nhận người bệnh vào cơ sở mình và hướng dẫn họ đến khoa sẽ điều trị nội trú.
Như vậy, có thể hiểu, điều trị nội trú là việc thực hiện điều trị khi có chỉ định điều trị nội trú của bác sĩ hoặc có giấy chuyển tuyến từ cơ sở KCB khác. Và khi đó, người bệnh phải tiến hành nhập viện để tiếp nhận điều trị.
2. Điều trị ngoại trú là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trường hợp được xác định là điều trị ngoại trú gồm:
- Người bệnh không cần điều trị nội trú;
- Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở KCB.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này, khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, bác sĩ phải có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú;
- Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.
Từ những căn cứ trên, có thể hiểu đơn giản, điều trị ngoại trú là việc người bệnh tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhưng không cần nhập viện.
3. Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú?
Điều trị nội trú và điều trị ngoại trú khác nhau như sau:
|
Điều trị nội trú |
Điều trị ngoại trú |
Khái niệm |
Là hình thức điều trị mà bệnh nhân phải lưu lại cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) để được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục trong một thời gian nhất định (thường trên 24 giờ). |
Là hình thức điều trị mà bệnh nhân không cần lưu lại cơ sở khám chữa bệnh sau khi được khám, chẩn đoán và điều trị. |
Điều kiện |
Bệnh lý cần theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục. Bệnh nhân không thể điều trị ngoại trú hoặc điều trị ngoại trú không hiệu quả. Cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế. |
Bệnh lý có thể điều trị trong ngày. Bệnh nhân có khả năng tự chăm sóc bản thân sau khi điều trị. |
Quy trình |
Bước 1: Bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khám bệnh. Bước 2: Bác sĩ khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị nội trú. Bước 3: Bệnh nhân làm thủ tục nhập viện. Bước 4: Được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở khám chữa bệnh Bước 5: Khi đủ điều kiện xuất viện, bác sĩ sẽ cho xuất viện. |
Bước 1: Bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khám bệnh. Bước 2: Bác sĩ khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị ngoại trú. Bước 3: Bệnh nhân nhận thuốc và hướng dẫn điều trị tại nhà. Bước 4: Có thể cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. |
Quyền lợi |
Hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác theo quy định. |
Hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định. Được hướng dẫn về cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. |
Nghĩa vụ |
Tuân thủ nội quy, quy định của cơ sở khám chữa bệnh Chấp hành hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Giữ gìn vệ sinh chung. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định. |
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. |
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
4. Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh khi nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
...
Như vậy, người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:
- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác;
- Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
- Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
5. Phân biệt quyền lợi BHYT giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú
Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:
- KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu;
- KCB tại nơi được thông tuyến;
- KCB có giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB ban đầu;
- Trường hợp cấp cứu;
- KCB trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký KCB ban đầu.
Khi đi KCB thuộc các trường hợp trên, người bệnh được Qũy BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ như sau:
- 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.
Có thể thấy, các mức thanh toán trên bao gồm toàn bộ chi phí KCB. Do đó, dù là điều trị nội trú hay điều trị ngoại trú thì người bệnh cũng đề được thanh toán theo cùng một tỷ lệ là 100%, 95% hay 85 % tùy thuộc vào diện tham gia BHYT.
Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến
KCB trái tuyến được hiểu là trường hợp người bệnh tự đi KCB không thuộc một trong các trường hợp KCB đúng tuyến.
Trong trường hợp này, việc bác sĩ chỉ định điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú có vai trò quan trọng trong việc xác định mức hưởng BHYT của người bệnh.
Cụ thể, tại Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, từ năm 2021, người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến với các tỷ lệ sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.
Theo đó, nếu KCB trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện, người bệnh sẽ được thanh toán chi phí điều trị nội trú và điều trị ngoại trú theo mức hưởng đúng tuyến.
Tuy nhiên, người có thẻ BHYT tự đi KCB trái tuyến ở bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, chỉ được Qũy BHYT thanh toán chi phí điều trị nội trú với tỷ lệ lần lượt là 100% và 40% mức hưởng đúng tuyến.
Đồng nghĩa với đó, người bệnh đi KCB trái tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương mà điều trị ngoại trú sẽ phải tự mình thanh toán các chi phí. Nếu muốn được hưởng BHYT, người bệnh điều trị ngoại trú phải có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới.
Xem thêm các chương trình khác: