Bài thu hoạch xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Để có nền giáo dục hiệu quả cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng mục đích cụ thể, hôm nay cùng chúng tôi đến với Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh để tham khảo nhé
Bài thu hoạch xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
1. Khái niệm năng lực, phẩm chất
Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái tạo nên giá trị của con người, sự vật hoặc: Phẩm chất là những yếu tố về đạo đức, hành vi, niềm tin, tình cảm, giá trị sống. Ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nhất định; hoặc: Năng lực là khả năng tổng hợp kiến thức và kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định. Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lượng thiết yếu cơ bản mà mọi người cần để sống, học tập và làm việc. Năng lực cụ thể được thể hiện trong từng lĩnh vực khác nhau, do sự hình thành và phát triển của lĩnh vực đó.
2. Yêu cầu đối với phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới giáo dục hiện nay. Dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hiện hành. Đó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống với các hình thức tổ chức giáo dục hiện có nhằm dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của người học.
Để đạt được mục tiêu đó, mỗi giáo viên, mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần rà soát lại nội dung dạy học trong chương trình Thể dục, Thể thao hiện hành, giảm bớt những nội dung dạy học không cần thiết đạt được kiến thức và kỹ năng của chương trình; điều chỉnh tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các môn học trong hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật nội dung kiến thức mới phù hợp thay thế nội dung kiến thức cũ, lạc hậu; giảm tải những nội dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục hiện hành. Trên cơ sở chương trình giáo dục hiện hành, lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa để sắp xếp lại thành một số bài tích hợp của từng môn học hoặc liên môn, từ đó xây dựng kế hoạch, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, kinh tế – xã hội của địa phương và năng lực sư phạm của giáo viên.
Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận tri thức, vận dụng tri thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập và yêu cầu của hoạt động giáo dục. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học của từng môn học và kết quả tổ chức giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
3. Bài thu hoạch xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
1. Mở đầu
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 26/12/2018 nhằm hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực (NL) cốt lõi (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như những năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất). Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, năng lực đặc thù, chương trình GDPT mới còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Chương trình GDPT mới được triển khai bắt đầu ở lớp 1 từ năm học 2020-2021.
Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, ngày 03/10/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2017-2018. Công văn hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đồng thời, làm cơ sở để chuyển tiếp cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa hiện hành.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập vấn đề xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lựccủa học sinh trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
2.1.1. Khái niệm về phẩm chất, năng lực
Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục;
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau, được hình thành và phát triển do lĩnh vực đó tạo nên.
2.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Đổi mới PPDH và giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới GDPT hiện nay. Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không có nghĩa là loại trừ PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có mà đó là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của người học.
Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi giáo viên (GV), mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần rà soát nội dung dạy học trong chương trình GDPT hiện hành, tinh giảm những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các môn học trong các hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những nội dung kiến thức mới phù hợp thay cho những nội dung kiến thức cũ, lạc hậu; giảm tải những nội dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT hiện hành. Trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương và năng lực sư phạm của GV.
Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng GV về hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận tri thức và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, yêu cầu của hoạt động giáo dục đặt ra. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học từng môn học và kết quả tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh2.2.1. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
- Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy - học.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong một năm học, một tháng, một học kì hay một hoạt động giáo dục theo một chủ đề cụ thể. Nội dung của một bản kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, các nội dung/hoạt động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục.
2.2.2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch.
Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng học sinh khác nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương; năng lực sư phạm của GV.
Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục từng tháng, từng học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của học sinh; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương và năng lực sư phạm của GV.
Bước 2: Xác định những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển ở học sinh qua từng nội dung dạy học và giáo dục.
Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần hình thành, phát triển qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bộ môn học, qua các hoạt động giáo dục từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng chủ đề và cả năm học. Có như vậy, GV mới chủ động trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của học sinh.Phẩm chất, năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với học sinh, phẩm chất, năng lực được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn với những mức độ khác nhau. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bài, từng chương, từng môn học, liên môn, từng chủ đề hoạt động và từng hoạt động giáo dục cụ thể.
Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Trong bước này có 2 công đoạn sau:
1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh
- Thứ nhất: Rà soát, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT hiện hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của học sinh, điều kiện KT-XH của từng vùng, miền.
- Thứ hai: Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề môn học hoặc chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học, giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học, bổ sung một số nội dung dạy học, nội dung giáo dục cần thiết nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành.
2) Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Thứ nhất: Nghiên cứu nội dung bài học, nội dung giáo dục. Mục đích của việc tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo dục đóng góp gì cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh? Hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất, năng lực gì?
- Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, năng lực của học sinh Mỗi học sinh đều có khả năng nhận thức, phẩm chất, năng lực khác nhau trong học tập và các hoạt động của cá nhân. Vì vậy, giữa các em học sinh có sự khác biệt về nhận thức, thực hiện nhiệm vụ học tập. Sự khác biệt này đòi hỏi GV khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Thứ ba: Khảo sát điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Do đó, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần tìm hiểu kĩ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm xác định được mức độ phát triển của học sinh trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của thầy và cách học của trò.
* Để đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực đạt hiệu quả cao, GV cần phải:
- Thứ nhất: Xác định được mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn trong chương trình. Chuẩn ở đây không đơn thuần chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn đó đã chuyển hóa thành phẩm chất và năng lực học sinh.
- Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá. Đặc trưng của đánh giá theo cách tiếp cận năng lực là sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, trong đó có cả phương pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phỏng vấn, đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, học sinh tự đánh giá lẫn nhau…
- Thứ ba: Triển khai đánh giá. Khi triển khai đánh giá cần phải xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học. Hệ thống bài tập này là công cụ cho học sinh luyện tập để hình thành phẩm chất, năng lực, đồng thời cũng là công cụ để GV đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bài tập đánh giá cần được xây dựng để đánh giá được các mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực khác nhau của học sinh Bài tập đánh giá theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực có nhiều dạng khác nhau, có thể là bài tập vấn đáp, bài tập viết, bài tập ngắn hạn, bài tập dài hạn, bài tập theo nhóm hoặc cá nhân, bài tập tự luận hay trắc nghiệm… Khi xây dựng các bài tập cần đảm bảo sự phân hóa các bậc trình độ nhận thức: tái hiện, hiểu, vận dụng mức độ thấp, vận dụng mức độ cao… để có thể đánh giá mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Thứ tư: Xử lí kết quả đánh giá. Mục đích của việc xử lí kết quả đánh giá là xác định được mức độ hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập, chỉ ra mối liên hệ giữa việc hình thành, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh với nhiệm vụ hoặc bài tập mà học sinh đã hoàn thành.
- Thứ năm: Phản hồi kết quả đánh giá đến học sinh. Thông qua kết quả đánh giá mà học sinh tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều chỉnh hoạt động dạy; phụ huynh học sinh điều chỉnh sự quan tâm, giúp đỡ các con trong học tập, rèn luyện; cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh hoạt động quản lí.
2.3. Ví dụ về xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất năng lực học sinh trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành, được Bộ GD-ĐT hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 4612/BGDĐT- GDTrH, ngày 03/10/2017.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra gợi ý tổ chức một số hoạt động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất năng lực học sinh (lớp 5) trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành (từ một ví dụ cụ thể).
Tên chủ đề: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI
Hoạt động 1: Viết đoạn văn giới thiệu về đất nước Việt Nam
Em hãy sử dụng tranh, ảnh và bài viết về Việt Nam đã sưu tầm để:
- Viết đoạn văn giới thiệu về đất nước Việt Nam với tên gọi: Việt Nam quê hương tôi
- Thuyết trình, giới thiệu đoạn văn đó cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Mục đích của hoạt động:
Học sinh phải sưu tầm, tìm hiểu về đất nước Việt Nam như: Sơ lược về vị trí địa lí của đất nước; một số nét đặc trưng về thiên nhiên Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, truyền thống của quê hương đất nước…
1. Nội dung nghiên cứu
1.1. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1.1.1. Khái niệm về phẩm chất, năng lực
Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật, hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục;
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau, được hình thành và phát triển do lĩnh vực đó tạo nên.
1.1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Đổi mới PPDH và giáo dục theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới GDPT hiện nay. Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh không có nghĩa là loại trừ PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có mà đó là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa PPDH truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc lập, sáng tạo của người học.
Động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt động giáo dục.
1.1.1. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch.
Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng học sinh khác nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương; năng lực sư phạm của GV.
Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục từng tháng, từng học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của học sinh; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương và năng lực sư phạm của GV.
Bước 2: Xác định những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển ở học sinh qua từng nội dung dạy học và giáo dục.
Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần hình thành, phát triển qua từng tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bộ môn học, qua các hoạt động giáo dục từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng chủ đề và cả năm học. Có như vậy, GV mới chủ động trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của học sinh.
Phẩm chất, năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với học sinh, phẩm chất, năng lực được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn với những mức độ khác nhau. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phải xây dựng được các hoạt động học tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua từng bài, từng chương, từng môn học, liên môn, từng chủ đề hoạt động và từng hoạt động giáo dục cụ thể. học và giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Thứ tư: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm xác định được mức độ phát triển của học sinh trong từng giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của thầy và cách học của trò.
Để đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực đạt hiệu quả cao, GV cần phải:
- Thứ nhất: Xác định được mục tiêu đánh giá. Mục tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn trong chương trình. Chuẩn ở đây không đơn thuần chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn đó đã chuyển hóa thành phẩm chất và năng lực học sinh.
- Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá. Đặc trưng của đánh giá theo cách tiếp cận năng lực là sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, trong đó có cả phương pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phỏng vấn, đánh giá thông qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, học sinh tự đánh giá lẫn nhau…
- Thứ ba: Triển khai đánh giá. Khi triển khai đánh giá cần phải xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học. Hệ thống bài tập này là công cụ cho học sinh luyện tập để hình thành phẩm chất, năng lực, đồng thời cũng là công cụ để GV đánh giá
Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương đất nước, năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác…
- Học sinh viết được đoạn văn, rèn luyện kĩ năng, năng lực tạo lập văn bản trong phân môn Tập làm văn; mở rộng được vốn từ về quê hương đất nước.
- Thông qua thuyết trình đoạn văn trước lớp để hình thành cho học sinh lòng tự tin, năng lực thuyết trình, phát triển năng lực ngôn ngữ…
Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi
- Em hãy cùng bạn thi nói nhanh những từ chỉ đặc điểm của đất nước Việt Nam.
- Báo cáo với GV về việc em đã làm.
Mục đích của hoạt động:
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm tòi, khám phá phát hiện những đặc điểm nổi bật của đất nước Việt Nam.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự đánh giá và đánh giá các bạn trong nhóm thông qua việc báo cáo kết quả cho GV hoặc báo cáo kết quả trong nhóm.
Hoạt động 3: Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Em hãy đóng vai là một Hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn bố, mẹ hoặc người thân, bạn bè khám phá đất nước Việt Nam.
- Kể cho bố, mẹ hoặc người thân, bạn bè nghe em đã tìm hiểu về đất nước Việt Nam bằng những cách nào và cách nào em thấy thú vị nhất?
Mục đích của hoạt động:
- Phát triển, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình;
- Phát triển năng lực thuyết trình, năng lực làm việc nhóm, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề…
3. Kết luận
Trên cơ sở Chương trình GDPT hiện hành, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là yêu cầu cần thiết đối với GV, các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Xem thêm các chương trình khác: