Thể chế là gì? Vai trò, đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam

Thể chế và thiết chế thường được sử dụng ​​trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt  như chính trị. Tuy nhiên, “thể chế là gì?” hay “thể chế khác gì với thiết chế?” vẫn chưa được hiểu rõ. Cùng Vietjack.me làm rõ hai câu hỏi trên nhé!

1 305 15/03/2024


Thể chế là gì? Vai trò, đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam

1. Thể chế là gì?

Thể chế là gì?  Vai trò, đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam (ảnh 1)

Thể chế là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ,... Thể chế được sử dụng để định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước, ở những lĩnh vực nhất định trong xã hội.

Thể chế là sản phẩm của một chế độ xã hội, thể hiện bản chất và chức năng của Nhà nước lãnh đạo. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng, được quy định trong văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó. Thể chế định hướng sự phát triển của chế độ chính trị đúng đắn theo mục tiêu của quốc gia.

2. Các loại thể chế

2.1 Thể chế chính thức

Thể chế chính thức là những quy tắc, luật lệ được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thể chế chính thức được ghi thành văn bản, là tổng hợp những quy định, quy phạm về pháp luật áp dụng cho các lĩnh vực trong đời sống.

Thể chế chính thức đóng vai trò điều chỉnh và quản lý Nhà nước lẫn xã hội, giúp tạo ra trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền lợi của tất cả mọi người tham gia hoạt động xã hội.

Các ví dụ cụ thể về thể chế chính thức:

  • Hiến pháp là văn bản luật pháp cao nhất của một quốc gia, gồm các nguyên tắc cơ bản về hoạt động của Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân.

  • Luật là văn bản do Quốc hội ban hành,

  • Nghị định là văn bản do Chính phủ ban hành.

  • Thông tư là văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ban hành.

2.2. Thể chế phi chính thức

Thể chế phi chính thức là những chuẩn mực, quy tắc được hình thành bởi cộng đồng xã hội, không được ghi thành văn bản. Đây là những quy định không được ban hành và thực thi bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ về thể chế phi chính thức:

  • Truyền thống văn hoá: là những giá trị bản sắc dân tộc, truyền từ thế hệ sang thế hệ. Ví dụ: hiếu học, tôn sư trọng đạo, yêu nước, tự hào dân tộc…

  • Chuẩn mực đạo đức: là những quy tắc, nguyên tắc ứng xử mà con người được giáo dục từ gia đình và xã hội. Ví dụ: tôn trọng người khác, trung thực, giúp đỡ,...

  • Phong tục tập quán: là những thói quen, tục lệ được hình thành trong quá trình lịch sử, truyền từ thế hệ sang thế hệ. Ví dụ: phong tục cưới hỏi, giỗ chạp, lễ Tết...

3. So sánh thể chế và thiết chế?

Thể chế và thiết chế là hai khái niệm quan trọng trong khoa học xã hội và chính trị. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Sau đây là sự khác biệt giữa thể chế với thiết chế:

Khác biệt

Thể chế

Thiết chế

Định nghĩa

Những quy định, nguyên tắc, chuẩn mực, truyền thống, quan niệm, niềm tin…

Những quy định hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng đại diện và thực thi thể chế.

Đặc điểm

“Luật lệ" mang tính riêng biệt của từng quốc gia, cách quốc gia vận hành. Thể hiện bản chất của Nhà nước.

Hệ thống giám sát, tổ chức các hoạt động xã hội và điều chỉnh việc chấp hành “luật lệ".

Vai trò

Tạo ra nền tảng, khuôn khổ luật lệ. Được thiết lập để điều hành, định hướng và điều chỉnh sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội.

Cơ quan, đơn vị chức năng giám sát, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của các lĩnh vực xã hội theo định hướng của thể chế.





Ví dụ


Thể chế chính trị: Hiến pháp, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,...

Thiết chế chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,...

Thể chế bộ máy nhà nước: quy định của Hiến pháp và pháp luật

Thiết chế bộ máy nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,...

Thể chế kinh tế: Luật doanh nghiệp, quyền sở hữu tư nhân, quy định về giá thị trường,..

Thiết chế kinh tế: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...

Thể chế xã hội: quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, quy tắc cộng đồng…

Thiết chế xã hội: Gia đình, trường học, tôn giáo, tổ dân phố...

4. Vai trò của thể chế trong chính trị Việt Nam

Thể chế là gì?  Vai trò, đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam (ảnh 1)

Thể chế trong chính trị Việt Nam là một hệ thống quy định, nguyên tắc, luật lệ…. Thể chế được thiết lập với mục đích điều hướng, giám sát, điều chỉnh các hoạt động của con người trong lĩnh vực chính trị Việt Nam. Thể chế chính trị Việt Nam được thể hiện trong Hiến pháp và các điều luật của Việt Nam.

Sau đây là vai trò và đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam:

  • Quản lý, định hướng hoạt động chính trị: Thể chế chính trị Việt Nam là nền tảng pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội, cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng với người dân.

Thể chế được thiết lập để đảm bảo hoạt động chính trị của Nhà nước và xã hội, được diễn ra đúng hướng và theo trật tự, kỷ cương.

  • Đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, thể chế chính trị giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam phát huy sự lãnh đạo hiệu quả và rõ ràng.

  • Phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế dân chủ nhân dân. Nhân dân có quyền tham gia vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Thể chế giúp quyền dân chủ của nhân dân được chấp hành đầy đủ và đúng đắn.

  • Xây dựng nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Thể chế chính trị được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Thể chế chính trị giúp việc xây dựng nhà nước được theo định hướng cụ thể và chính xác.

5. Đặc điểm của thể chế trong chính trị Việt Nam

  • Nhất quán: Thể chế chính trị Việt Nam dù có cải tiến theo thời gian, tuy nhiên luôn định hướng theo chính trị nguyên bản. Đó là thể chế của một đảng duy nhất cầm quyền, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

  • Quyền dân chủ: Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế dân chủ nhân dân. Nhân dân trao quyền quản lý cho Nhà nước. Tuy nhiên, thể chế phải giám sát và định hướng Nhà nước, bảo đảm nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị.

Nhân dân có quyền tham gia vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Nhà nước phải lấy dân làm gốc, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng quyền tự do, bình đẳng và dân chủ.

  • Pháp quyền: Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế pháp quyền. Thể chế là Hiến pháp và pháp luật, giúp nhà nước hoạt động đúng hướng và chính xác. Đây là nền tảng để xây dựng một nhà nước dân chủ, công bằng và văn minh.

  • Định hướng Xã hội chủ nghĩa: Thể chế chính trị Việt Nam mang tính chất của một nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn trong thời kỳ quá độ, vẫn đang tiếp tục phát triển đến mục tiêu một nước Xã hội chủ nghĩa. Thế nên, thể chế chính trị được xây dựng và phát triển, nhằm mục tiêu giúp xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa.

1 305 15/03/2024