Luật thương mại là gì? Tìm hiểu về Luật thương mại

Luật thương mại là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lí của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam.

1 336 13/12/2023


Luật thương mại là gì? Tìm hiểu về Luật thương mại

1. Luật Thương mại là gì?

Luật thương mại là gì? Tìm hiểu về Luật thương mại (ảnh 1)

Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ.

Luật Thương mại 2005 điều chỉnh mọi hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ nước Việt Nam, các hoạt động thương mại ngoài Việt Nam nhưng luật áp dụng là Luật này, và các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi với một bên là thương nhân mà luật áp dụng là Luật này.

2. Giải đáp Một số Câu hỏi về Luật thương mại

Chủ thể của Luật thương mại là gì?

Chủ thể được quy định trong Luật thương mại 2005 bao gồm:

  • Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 Luật Thương mại 2005;
  • Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại;
  • Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Các loại chủ thể của Luật Thương mại 2005

Căn cứ vào vai trò, vị trí, chức năng hoạt động và mức độ tham gia vào các mối quan hệ thương mại của chủ thể mà Luật Thương mại 2005 đã phân thành 02 loại sau:

  • Chủ thể chính là các thương nhân. Chủ thể này thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ thương mại được quy định trong Luật thương mại hiện hành; và
  • Các chủ thể khác bao gồm tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh; các cơ quan quản lý của nhà nước về kinh tế thực hiện tổ chức quản lý và chỉ đạo các thương nhận trong tất cả hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban…; tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thương mại của thương nhân.

Việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng được pháp luật thương mại quy định như thế nào?

Luật Thương mại 2005 đã quy định như sau:

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên quan hệ thương mại có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết. Nếu các bên không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được thêm một khoản thời gian cụ thể để khắc phục hậu quả, nhưng không được vượt quá các mốc thời hạn dưới đây:

  • Thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ, hàng hóa không quá 12 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng;
  • Cung ứng dịch vụ, thời hạn giao hàng được thỏa thuận trên 12 tháng không vượt quá 08 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng.

Trường hợp kéo dài quá các thời hạn trên, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng, không bên nào gửi đơn kiện yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại.

Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng, quy định thời hạn kéo dài không quá 10 ngày, thời hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn trên. Đồng thời, bên từ chối phải thông báo trước cho bên còn lại trước thời điểm bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.

Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không được áp dụng đối với các hợp đồng cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về thời gian hoàn thành dịch vụ; hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn cố định về thời gian giao hàng.

Pháp luật về thương mại quy định như thế nào về buộc thực hiện đúng hợp đồng?

Căn cứ vào Điều 297 Luật Thương mại 2005, bên nào vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện theo đúng hợp đồng đã giao kết hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo hợp đồng vẫn được thực hiện, đồng thời chịu các chi phí phát sinh.

Nội dung của chế tài buộc thực hiện theo đúng hợp đồng cụ thể như sau:

  • Nếu bên vi phạm hợp đồng là bên bán, cung ứng dịch vụ nhưng giao thiếu hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì bắt buộc phải cung ứng đầy đủ theo số lượng đã ký kết hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng;
  • Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện như trên này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của một bên khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý;
  • Bên vi phạm hợp đồng là bên mua, thì bên bán có quyền yêu cầu nhận hàng, trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác (đã quy định trong hợp đồng) và áp dụng theo luật thương mại Việt Nam hiện hành.

Nếu có vi phạm, các bên có thể thỏa thuận về việc dùng tiền để bồi thường; hoặc gia hạn thêm một khoảng thời gian phù hợp để bên vi phạm có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo. Trong thời gian thực hiện chế tài phải thực hiện đúng các vi phạm ấn định; nếu không thỏa thuận được, bên bị vi phạm không được áp dụng các hình thức chế tác khác ngoài phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.

Luật thương mại là gì? Tìm hiểu về Luật thương mại (ảnh 1)

Khi nào áp dụng Luật Thương mại 2005?

Luật Thương mại 2005 sẽ được áp dụng chính trong 02 trường hợp sau:

Thứ nhất, áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; và

Thứ hai, hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 5.2 Luật Thương mại 2005, đối với những giao dịch mang yếu tố nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận trong việc áp dụng pháp luật thương mại, tập quán thương mại quốc tế nếu chúng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nếu các bên đồng ý với lựa chọn này thì Luật thương mại sẽ không được áp dụng.

1 336 13/12/2023