Chính sách tài khóa là gì? Những điều cần biết về chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết hoạt động kinh tế. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính sách tài khóa là gì, các loại chính sách tài khóa và tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế như thế nào nhé.

1 454 16/11/2023


Chính sách tài khóa là gì? Những điều cần biết về chính sách tài khóa

1. Định nghĩa Tài khoá

Chính sách tài khóa là gì? Những điều cần biết về chính sách tài khóa (ảnh 1)

Tài khóa là chu Kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.

Tài khoá cũng là mốc thời gian để tính thuế hàng năm, vì vậy tuỳ vào quy định của từng quốc gia hoặc theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường. Chẳng hạn như ở Mỹ, đa số các công ti chọn tài khoá trùng với năm lich nhưng đối với tất cả các công ti bách hoá thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng hai của năm trước đến 31 tháng giêng của năm sau hoặc cá biệt đối với một vài công tỉ thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng bảy đến 31 tháng sáu của năm tiếp theo. Tại một số nước khác như Anh (theo Luật về tài chính năm 1854) thì tài khoá tính từ 1 tháng 4 dương lịch của năm trước đến 31 tháng 3 dương lịch của năm sau. Tuy nhiên, để Nhà nước đánh thuế thu nhập hoặc thuế vốn thì thời gian này thường được kéo dài thêm 5 ngày nữa, tức là đến 5 tháng 4 của năm sau.

2. Khái quát về chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.

Vào những năm 1930, Keynes đã lập luận rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để chuyển nền kinh tế từ trạng thái thất nghiệp tràn lan sang trạng thái gần với mức toàn dụng.

Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhãn tử, qua đó tạo thêm việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làm tăng thu nhập quốc dân từ Y* lên Y1 (như trong hình dưới). Nếu mức hoạt động kinh tế quá cao, hay nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.

Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa không phải là một loại thần dược cho phép chạy chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế. Họ cho rằng nó chỉ thích hợp với tình trạng suy thoái tồn tại khi Keynes viết cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, chứ không thích hợp với nền kinh tế lạm phát. Vì vậy vào cuối những năm 1970, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện, chính sách tài khóa không còn được ưa chuộng như trước. Mọi người bắt đầu đặt niềm tin vào tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu kinh tễ vĩ mô.

Hiện nay, các nhà kinh tế tranh luận nhiều về việc chính sách nào có hiện quả hơn trong việc vi chỉnh nền kinh tế.

3. Công cụ của chính sách tài khóa

Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và thuế. Trong đó:

Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ

Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:

- Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước...

Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân. Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu.

- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.

Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.

Thứ hai: Thuế

Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:

- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân

- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:

Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.

Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.

Chính sách tài khóa là gì? Những điều cần biết về chính sách tài khóa (ảnh 1)

4. Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

- Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế

+ Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế

+ Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.

- Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:

+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách.

+ Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, người thụ hưởng.

- Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:

+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa

+ Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.

- Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công, trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá khứ).

- Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước.

- Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh, sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.

5. Tài chính công là gì ?

Tài chính công là tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập cũng như sử dụng các quỹ công. Mục đích là nhằm phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời đáp ứng các nhu cầu và lợi ích chung của toàn thể xã hội.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong Tài chính công. Thu của Ngân sách nhà nước được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu. Chi tiêu của Ngấn sách nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phụ vụ thực hiện các chức năng của nhà nước.

6. Nội dung của tài chính công

Ngân sách nhà nước được chia thành cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương. Ngân sách nhà nước được sử dụng trong các lĩnh vực, mục tiêu khác nhau, nhằm phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, dùng trong an ninh, xã hội, quốc phòng.

Tín dụng nhà nước bao gồm hoạt động đi vay và cho vay của Nhà nước. Tín dụng nhà nước được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết. Nhà nước động viên các nguồn tài chính tạm thời của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước thực hiện hoạt động đi vay thông qua con đường phát hành Trái phiếu Chính phủ: phát hành Tín phiếu Kho bạc nhà nước; Trái phiếu Kho bạc nhà nước; trái phiếu công trình; trái phiếu đô thị; công trái quốc gia.

Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước, là các quy tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội để hỗ trợ cho Ngân sách nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn tài chính.

Nguồn tài chính được huy động để thành lập các quỹ này đó chính là từ một phần trích từ Ngân sách nhà nước và một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội (từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư). Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước điển hình như Quỹ Dữ trữ nhà nước; Quỹ Dự trữ tài chính; Quỹ Dự trữ ngoại hối do; Quỹ bảo vệ môi trường; Quỹ bảo hiểm xã hội;… Các quỹ này không chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách nhà nước mà được quản lý theo những quy định riêng.

Chính sách tài khóa là gì? Những điều cần biết về chính sách tài khóa (ảnh 1)

7. Câu hỏi thường gặp về chính sách tài khoá

7.1. Nguyên tắc của Chính sách tài khóa?

Chính sách tài khóa ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.

7.2 Tác dụng Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa mở rộng.

7.3. Thâm hụt tài khóa là gì?

Thâm hụt tài khóa (tiếng Anh là Fiscal Deficit) là sự thiếu hụt thu nhập của chính phủ so với chi tiêu của chính phủ đó. Chính phủ có thâm hụt tài khóa xảy ra khi chi tiêu vượt quá thu nhập.

Thâm hụt tài khóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc đơn giản là tổng số đô la chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong cả hai trường hợp, con số thu nhập chỉ bao gồm thuế và các khoản thu khác và không bao gồm tiền đã vay để bù đắp sự thiếu hụt.

1 454 16/11/2023