Cầm cố là gì? Nội dung - Đặc điểm của cầm số? Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp?

Cầm cố tài sản là gì và có phải lập hợp đồng khi cầm cố tài sản không là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thắc mắc. Cùng giải đáp với Vietjack.me nhé!

1 211 26/03/2024


Cầm cố là gì? Nội dung - Đặc điểm của cầm số? Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp?

1. Cầm cố là gì?

Cầm cố là gì? Nội dung - Đặc điểm của cầm số? Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp? (ảnh 1)

Theo quy định tại điều 309 Bộ luật dân sự 2015

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp luật dân sự Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.

2. Nội dung cầm cố tài sản

Nội dung của quan hệ cầm cố tài sản bao gồm các quy định về:

- Hình thức cầm cố tài sản;

- Hiệu lực của cầm cố tài sản;

- Thời hạn cầm cố tài sản;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản

- Hủy bỏ việc cầm cố tài sản;

- Xử lý tài sản cầm cố và thanh toán tiền bán tài sản;

- Trường hợp cầm cố nhiều tài sản;

- Chấm dứt cầm cố tài sản; Trả lại tài sản cầm cố

- thay đổi biện pháp bảo đảm khác.

3. Đặc điểm của cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản bao gồm các đặc điểm sau:

- Quan hệ cầm cố cần đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.

Biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố

- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ,…

- Là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.

- Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản là hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho hợp đồng chính.

- Đối tượng của cầm cố là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và phải bảo đảm có giá trị thanh toán cao

- Có nghĩa vụ báo có cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản giao dịch (nếu có)

- Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định.

4. Cầm cố khác gì thế chấp tài sản?

Cầm cố là gì? Nội dung - Đặc điểm của cầm số? Sự khác biệt giữa cầm cố và thế chấp? (ảnh 1)

Mặc dù cùng đều là biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nhưng cầm cố và thế chấp bên cạnh những điều giống nhau thì có không ít các đặc điểm khác nhau. Cụ thể:

- Giống nhau: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên thoả thuận khác hoặc có quy định khác; cùng có 04 trường hợp chấm dứt thoả thuận gồm:

  • Đã chấm dứt nghĩa vụ.
  • Đã bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp khác.
  • Đã xử lý tài sản.
  • Các bên thoả thuận chấm dứt.

STT

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố

Bên nhận cầm cố

Bên thế chấp

Bên nhận thế chấp

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

6

Trả lại tài sản

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp (nếu trước đó bên nhận thế chấp giữ giấy tờ của bên thế chấp)

7

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Cầm cố bất động sản thì thời điểm này là khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kể từ thời điểm đăng ký.

1 211 26/03/2024