Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng các dân tộc khác nhau trên lãnh thổ nhiều nhất trên thế giới. Tuy phần trăm chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng các dân tộc thiểu số lại là những người lưu giữ bản sắc dân tộc truyền thống độc đáo nhất. Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về dân tộc thiểu số ở bài viết dưới đây.

1 350 lượt xem


Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

1. Hiểu thế nào về Dân tộc?

Dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa:

Về nghĩa rộng có thể hiểu dân tộc là toàn bộ nhân dân của một quốc gia và của dân tộc, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất cho đến nay sau bộ tộc và được hình thành ổn định. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một lãnh thổ riêng xác định, thống nhất và vùng lãnh thổ này được xem là mảnh đất thiêng liêng mà các thành viên của dân tộc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ.

Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam? (ảnh 1)

Theo nghĩa hẹp thì Dân tộc là một cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia – quốc gia nhiều dân tộc. Theo đó mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho quốc gia dân tộc đó. Tính thống nhất trong ngôn ngữ của dân tộc thể hiện ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản. 

Về hoạt động kinh tế chung - khi dân tộc, quốc gia hình thành thì cũng sẽ hình thành nên một nền kinh tế thống nhất của một quốc gia có tính độc lập, tự chủ ddieuegf này không chỉ giúp ổn định trong quốc gia mà còn giúp các quốc gia có thể vươn xa đến các nước láng giềng. Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng, mang nhiều sắc thái của các cộng đồng tộc người, sắc tộc, các địa phương,... nhưng vẫn là nền văn hóa thống nhất có những đặc trưng chung và ổn định. Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc....

Nói tóm lại, dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.

2. Đặc điểm nhận biết cộng đồng dân tộc?

Dân tộc hoàn toàn khác với các hình thức cộng đồng người đã hình thành từ trước khi xã hội có giai cấp như thị tộc, bộ lạc. Đồng thời, dân tộc cũng khác với bộ tộc, một hình thức cộng đồng khá phổ biến ở phương Tây trước khi dân tộc hình thành. Tổng hòa các đặc trưng cơ bản về lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tính cách, nhà nước và pháp luật thống nhất làm cho cộng đồng dân tộc là hình thức phát triển nhất và bền vững hơn bất cứ hình thức cộng đồng nào trong lịch sử vậy Dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam có đặc điểm nổi bật gì?

Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam? (ảnh 1)

          Như phân tích ở trên ta thấy Dân tộc có những đặc điểm sau:

-  Có tính thống nhất về ngôn ngữ: có thể hiểu mỗi dân tộc sẽ có một ngôn ngữ một tiếng mẹ để thống nhất riêng hoặc họ cũng có thể dùng nhiều ngon ngữ khác nhau để giao tiếp. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nó vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Mỗi cộng đồng tộc người có thể có ngôn ngữ riêng. Song, ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho tất cả các cộng đồng tộc người trong quốc gia, dân tộc đó. 

- Cộng đồng về kinh tế: Trước đây vào thời đồ đá nền kinh tế chúng ta chưa phát triển ông cha chỉ sử dụng những công cụ có cạnh sắt , đầu nhọn hoặc một mặt để đập và dần dần đến đến thế kỷ hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển vai trò của nhân tố kinh tế nagfy một tăng cường, theo Angghen thì Các giai cấp và tầng lớp xã hội này có quan hệ kinh tế chặt chẽ trong một hệ thống kinh tế thống nhất hình thành trên địa bàn dân tộc, đó là hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.  Những mối liên hệ kinh tế làm tăng tính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng đồng người sống trong một lãnh thổ rộng lớn. Những mối liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thông nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn.

- Mang tính lãnh thổ cụ thể như sau: Trong pháp luật quốc tế và cả pháp luật mà Việt nam là thành viên thì lãnh thổ được hiểu là vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo sẽ thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia dân tộc. Dân tộc độc lập thì lãnh thổ ắt sẽ đọc lập, từ thười ông cha ta ngày xưa đã khẳng định đất nước ta là một nước toàn vẹn lãnh thổ và dân tộc độc lập đoàn kết bảo vệ chủ quyền dân tộc là một nguyên tắc bất biến nên việc khẳng định Dân tộc mang tính cộng đồng lãnh thổ là có căn cứ.

- Có trang phục truyền thống, ngôn ngữ riêng và có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách;....

+ Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người song nó vẫn là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử.

+ Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng, để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc đó. 

3. Việt Nam có bao nhiêu Dân tộc? Liệt kê các Dân tộc đó.

Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc và 1 nhóm "người nước ngoài", nêu trong Danh mục các dân tộc Việt Nam. Bản Danh mục các dân tộc Việt Nam này được Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 , và được Ủy ban Dân tộc và Chính phủ Việt Nam công nhận. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. 

Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam? (ảnh 1)

Trong đó 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam được chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm: Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người. cụ thể:

Các dân tộc Việt Nam

Tên

Tên gọi khác

01

Kinh

Việt

02

Tày

Thổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí, Tày Khao

03

Thái

Tày Đăm, Tày Mười, Tày Thanh, Mán Thanh, Hàng Bông, Tày Mường, Pa Thay, Thổ Đà Bắc

04

Hoa

Hán, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng

05

Khơ-me

Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Krôm

06

Mường

Mol, Mual, Mọi, Mọi Bi, Ao Tá, Ậu Tá

07

Nùng

Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quý Rim, Khèn Lài

08

HMông

Mèo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo, Mán Trắng

09

Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu

10

Gia-rai

Giơ-rai, Tơ-buăn, Chơ-rai, Hơ-bau, Hđrung, Chor

11

Ngái

Xín, Lê, Đản, Khách Gia

12

Ê-đê

Ra-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, Epan, Mđhur, Bih

13

Ba na

Giơ-lar. Tơ-lô, Giơ-lâng, Y-lăng, Rơ-ngao, Krem, Roh, ConKđe, A-la Công, Kpăng Công, Bơ-nâm

14

Xơ-Đăng

Xơ-teng, Hđang, Tơ-đra, Mơ-nâm, Ha-lăng, Ca-dong, Kmrâng, ConLan, Bri-la, Tang

15

Sán Chay

Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sơn Tử

16

Cơ-ho

Xrê, Nốp, Tu-lốp, Cơ-don, Chil, Lat, Lach, Trinh

17

Chăm

Chàm, Chiêm Thành, Hroi

18

Sán Dìu

Sán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán, Quần Cộc

19

Hrê

Chăm Rê, Chom, Krẹ Luỹ

20

Mnông

Pnông, Nông, Pré, Bu-đâng, ĐiPri, Biat, Gar, Rơ-lam, Chil

21

Ra-glai

Ra-clây, Rai, Noang, La-oang

22

Xtiêng

Xa-điêng

23

Bru-Vân Kiều

Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri Khùa

24

Thổ

Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng

25

Giáy

Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn Nu Nà, Cùi Chu, Xa

26

Cơ-tu

Ca-tu, Cao, Hạ, Phương, Ca-tang

27

Gié Triêng

Đgiéh, Tareb, Giang Rẫy Pin, Triêng, Treng, Ta-riêng, Ve, Veh, La-ve, Ca-tang

28

Mạ

Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung

29

Khơ-mú

Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hay

30

Co

Cor, Col, Cùa, Trầu

31

Tà-ôi

Tôi-ôi, Pa-co, Pa-hi, Ba-hi

32

Chơ-ro

Dơ-ro, Châu-ro

33

Kháng

Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm

34

Xinh-mun

Puộc, Pụa

35

Hà Nhì

U Ni, Xá U Ni

36

Chu ru

Chơ-ru, Chu

37

Lào

Là Bốc, Lào Nọi

38

La Chí

Cù Tê, La Quả

39

La Ha

Xá Khao, Khlá Phlạo

40

Phù Lá

Bồ Khô Pạ, Mu Di Pạ Xá, Phó, Phổ, Va Xơ

41

La Hủ

Lao, Pu Đang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy

42

Lự

Lừ, Nhuồn, Duôn

43

Lô Lô

Mun Di

44

Chứt

Sách, Máy, Rục, Mã-liêng, A-rem, Tu vang, Pa-leng, Xơ-Lang, Tơ-hung, Chà-củi, Tắc-củi, U-mo, Xá Lá Vàng

45

Mảng

Mảng Ư, Xá Lá Vàng

46

Pà Thẻn

Pà Hưng, Tống

47

Co Lao

 

48

Cống

Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng

49

Bố Y

Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din

50

Si La

Cù Dề Xừ, Khả pẻ

51

Pu Péo

Ka Pèo, Pen Ti Lô Lô

52

Brâu

Brao

53

Ơ Đu

Tày Hạt

54

Rơ măm

 

Trong đó Người Việt/kinh là dân tộc chiếm đa số, phân bổ chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, các hải đảo và các khu đô thị, các dân tộc gặp nhiều khó khăn hội tụ, sinh sống trên các khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc đồng bào thiểu số và miền núi.

4. Phẩm chất của những người dân tộc trên đất nước Việt Nam.

4.1. Khát vọng chinh phục tự nhiên

Con người đặt chân đến vùng đất Bảo Yên từ lâu đời. Nơi đây, địa hình hiểm trở, rừng xanh núi thẳm, suối ngàn. Với đặc thù địa bàn sinh sống, lao động của đồng bào các dân tộc Bảo Yên chủ yếu là gần suối, gần núi rừng cho nên, trong cuộc sống mưu sinh của họ, dựa vào núi rừng, dựa vào sông suối để tạo dựng cuộc sống cho ấm no là điều luôn tồn tại trong suy nghĩ, hành động và việc làm của con người.

Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Tính cách, phẩm chất của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam? (ảnh 1)

Người Tày, người Dao, người Mông ở Bảo Yên đã biết lên rừng sâu chặt gỗ về dựng nhà sàn để tránh thú dữ, biết làm cọn nước chặn dòng suối để đưa nước về đồng lúa, biết tìm nguồn nước trên núi cao, dẫn về làm nước sinh hoạt. Con người cũng biết dựa vào sức nước để làm cối giã gạo ngay trên suối, chặn dòng để đặt máy phát điện khi chưa có điện lưới... Đồng bào Mông chinh phục những đỉnh núi cao để làm sơn trang, địa bàn sinh sống, quanh năm làm bạn với mây trời, núi rừng. Trên những triền núi cao, những thửa ruộng bậc thang, lúa nương, ngô, sắn được đồng bào cần cù, chịu khó mang sức người khai phá núi đồi để làm ra những loại ngũ cốc nuôi sống con người. Tập quán hái lượm được đồng bào các dân tộc Bảo Yên duy trì từ đời này sang đời khác. Để duy trì sự sống, con người trong các bản làng đã biết đeo gùi lên rừng, lên núi tìm đào măng rừng, hái rau xanh, quả rừng, săn bắt muông thú để mang bán tại chợ phiên.

Khát vọng chinh phục tự nhiên của con người Bảo Yên còn được thể hiện qua những nghi lễ dân gian như lễ cúng rừng thiêng, lễ cúng thần linh, thần suối, thần núi, lễ cúng trong ngày hội xuống đồng cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người nguyện luôn bảo vệ, giữ gìn rừng thiêng để rừng ban cho con người sản vật để sinh sống.

 4.2. Cần cù, sáng tạo trong lao động

 

Trong tổng thể diện mạo văn hóa dân gian huyện Bảo Yên đã thể hiện rõ nét đức tính cần cù, sáng tạo của con người trong lao động. Từ người Kinh đến từ nhiều miền quê khác nhau rồi sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất Bảo Yên cho đến đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao, Nùng, Giáy... đức tính cần cù, chăm chỉ lao động luôn thường trực trong mỗi con người. Người Tày, người Dao chăm chỉ phát nương rẫy trồng lúa, trồng ngô, khi về nhà lại canh cửi dệt thổ cẩm, nuôi lợn, gà, vịt bầu rồi xuống suối bắt cá, lên rừng hái măng gùi xuống bán tại chợ phiên... Người Mông trồng lúa trên những triền ruộng bậc thang nơi sườn núi cao, cần cù khai phá những vùng đất hoang để trỉa bắp, trồng dưa. Khi đi đường, về nhà, những người phụ nữ luôn tay, thoăn thoắt se sợi để dệt nên những bộ váy áo tuyệt đẹp.

Đi cùng với phẩm chất cần cù là óc sáng tạo trong lao động của con người Bảo Yên. Trong gia đình, người phụ nữ sáng tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn, họa tiết tinh tế, như gửi gắm vào đó những tâm hồn, vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu cuộc sống. Con người biết đan lát để tạo ra những vật dụng trong gia đình, biết sáng tạo ra những món ăn đậm đà dư vị nhờ vào sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu, gia vị từ núi rừng và trong vườn nhà, họ biết kết hợp màu sắc của nhiều loại lá, củ mà tạo ra tuyệt phẩm xôi ngũ sắc.

4.3. Đoàn kết trong cộng đồng

Tinh thần đoàn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc được phản ánh rõ nét trong văn hóa. Khi quê hương có giặc ngoại xâm, đồng bào các dân tộc cùng nhau đứng lên tạo nên một khối thống nhất, đã đánh đuổi kẻ thù, giành chiến thắng.

Trong đời sống, khi mỗi gia đình có công việc cần sự giúp sức của nhiều người, đồng bào đã cùng nhau giúp đỡ, giúp gia đình hoàn thành việc lớn. Điển hình như phong tục dựng nhà sàn của người Tày, làm nhà của người Mông là sự góp sức, hội tụ của đông đảo bà con dân bản đến chung tay cùng gia đình hoàn thành công trình lớn.

4.4. Đôn hậu, mến khách

Mỗi khi đến thăm các bản làng, thăm thú chợ phiên hay ngồi bên căn nhà sàn truyền thống, ai cũng có chung một cảm nhận rằng con người ở vùng đất này đôn hậu và mến khách vô cùng. Đồng bào nơi đây đón khách bằng tấm chân tình vốn có của mình, mộc mạc, bình dị mà chân thật. Những câu chào hỏi bằng tiếng Kinh pha chất giọng bản địa khiến cho khách không còn thấy lạ lẫm mà thay vào đó là sự gần gũi, cởi mở và ấm áp tình người.

Đồng bào Tày có phong tục đón khách ngay ở chân cầu thang của ngôi nhà sàn, điều đó thể hiện sự mến khách. Khi lên nhà, chủ mời khách ngồi ở vị trí giữa nhà rất trang trọng, mời khách thưởng thức những món ăn bản địa do chính bàn tay gia chủ chế biến. Người Mông đón khách bên bếp lửa rồi mời khách nhấp chén rượu ngô nồng ấm để thể hiện sự mến khách và tấm chân thành của mình. Trong khi cảm xúc thăng hoa, những lời hát then được cất lên, những điệu múa nhịp nhàng hòa vào sắc màu thổ cẩm như một sự hòa điệu trong mỗi tâm hồn con người.

 

1 350 lượt xem