Bảo hiểm xe máy điện tử là gì? Bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận không?

Bên cạnh bản cứng thường thấy thì Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn được phát hành dưới dạng điện tử. Theo đó, bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận khi Cảnh sát giao thông kiểm tra không? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

1 168 05/04/2024


Bảo hiểm xe máy điện tử là gì? Bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận không?

1. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử là gì?

Bảo hiểm xe máy điện tử là gì? Bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận không? (ảnh 1)

Khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, chủ xe sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, mỗi xe chỉ được cấp 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế, được phát hành dưới dạng bản cứng hoặc bản điện tử nhưng phải bao gồm các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.

- Biển số xe và số khung, số máy.

- Loại xe, trọng tải, số chỗ, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.

- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba.

- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.

- Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.

- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và định danh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, cũng có thể hiểu, Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận không?

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối chiếu với quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Cũng theo Điều 34 Luật này giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Việc cho phép cấp giấy Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử khi đăng ký mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là minh chứng cho giá trị sử dụng của hình thức này.

Do đó, bảo hiểm xe máy điện tử cũng được chấp nhận và có giá trị sử dụng như bản giấy.

Khi tham gia giao thông, nếu Cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, trong đó có Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thì người điều khiển phương tiện có thể cung cấp bảo hiểm xe máy điện tử được lưu trong điện thoại cho hoặc bản điện tử đã được in ra thành bản giấy .

Trường hợp không có/không mang bảo hiểm xe máy, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể: Ô tô, xe máy không có bảo hiểm bắt buộc phạt bao nhiêu?

3. Bảo hiểm xe máy điện tử có rẻ hơn bảo hiểm giấy?

Bảo hiểm xe máy điện tử là gì? Bảo hiểm xe máy điện tử có được chấp nhận không? (ảnh 1)

Theo Phụ lục I Nghị định 67/2023/NĐ-CP, phí bảo hiểm xe máy điện tử cũng áp dụng mức thu chung như bảo hiểm xe máy bản giấy. Mức phí cụ thể như sau:

- Xe máy dưới 50 phân khối (dưới 50 cc), xe máy điện: 55.000 đồng/năm.

- Xe máy (mô tô) trên 50cc: 60.000 đồng/năm.

- Xe phân khối lớn (trên 175cc), xe mô tô 3 bánh, các loại xe khác: 290.000 đồng/năm.

Mức phí bảo hiểm xe máy điện tử nêu trên chưa bao gồm VAT.

1 168 05/04/2024