Dân chủ và kỉ luật là gì? Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật? Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật

Dân chủ và kỉ luật là hai đức tính quan trọng đối với mỗi chúng ta, hiểu được dân chủ và kỉ luật giúp chúng ta trở thành công dân tốt trong xã hội. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới các em học sinh, quý bạn đọc về dân chủ và kỉ luật cùng những biểu hiện, mời các bạn đón đọc.

1 443 07/12/2023


Dân chủ và kỉ luật là gì? Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật? Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật

Dân chủ và kỉ luật là gì? Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật? Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật (ảnh 1)

1. Biểu hiện của dân chủ

  • Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp
  • Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, quyền lợi của mình đối với giám đốc của công ty
  • Cán bộ, nhân viên được tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý xây dựng cho lãnh đạo cơ quan.
  • Cử tri tham gia chất vấn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.

2. Biểu hiện của kỉ luật

  • Học sinh phải đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép nghỉ học
  • Học sinh không được ăn quà vặt, nói chuyện trong lớp.
  • Thầy cô giáo phải lên lớp đúng giờ.
  • Cán bộ nhà nước nghỉ việc cần phải có lí do
  • Khi làm việc, công nhân phải bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất.

3. Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật

1. Đất có lề, quê có thói

Ý nghĩa: Ở đâu cũng cần làm theo quy định, luật lệ của nơi đó không thể làm trái được.

2. Nước có vua, chùa có bụt

Ý nghĩa: Ở nơi đâu thì cũng cần có người cai quản, phải có phép tắc khi vào bất cứ đâu.

3. Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn

Ý nghĩa: Người có vị trí vai trò lớn như trong gia đình, người nắm giữ chức quyền mà có phép tắc, kỷ cương thì dù trong gia đình con cái cũng không dám trái lời, cấp dưới cũng không dám qua mặt. Việc giữ kỉ cương phép tắc giúp mọi người noi theo.

4. Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Ý nghĩa: Bề trên (vua, quan,..) không quang minh chính đại, không lo cho nước, cho dân thì kẻ bề dưới như dân chúng sẽ nổi loạn là lẽ thường tình. Câu này nhắc nhở người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân trên lợi ích của bản thân mình thì đất nước mới thái bình, nhân dân mới ấm no.

5. Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Ý nghĩa: Câu ca dao nhắc nhở người bề trên không có kỉ luật ắt hẳn những kẻ ở dưới sẽ lợi dụng hưởng lợi.

6. Dột từ nóc dột xuống

Ý nghĩa: Câu này nhằm phê phán gia đình hoặc người đứng đầu không có kỉ luật, không công minh thì con cái hoặc người cấp dưới cũng sẽ như vậy.

7. Đói tự do hơn no luồn cúi

Ý nghĩa: Khuyên răn người ta tuân thủ kỉ cương phép nước để tự do chứ không phải ở tù.

8. Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm

Ý nghĩa: Câu này có ý nghĩa không được vì quan hệ, tình cảm cá nhân mà làm sai lệch đi phép tắc kỉ luật.

9. Quân pháp bất vị thân

Ý nghĩa: Dù có chức cao trọng vọng tới đâu cũng phải tuân theo kỉ luật.

10. Phép vua thua lệ làng

Ý nghĩa: Nói về vai trò, tầm quan trọng của các luật lệ địa phương, như những thói quen lâu đời của người dân cứ thế tuân theo.

4. Ví dụ về dân chủ và kỉ luật

- Ví dụ về tính dân chủ:

  • Tính dân chủ chính là việc mỗi người tham gia đóng góp ý kiến cho các công việc tập thể.
  • Người dân đi bỏ phiếu bầu cử những nhà lãnh đạo của đất nước
  • Học sinh tham gia bỏ phiếu bầu cán bộ lớp

- Ví dụ về tính kỉ luật:

  • Tính kỉ luật biểu hiện rõ nhất trong quân đội, "Kỉ luật là sức mạnh của quân đội"

5. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật

Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.

Dân chủ là quyền tự do của mỗi người nên khi kỷ luật bảo vệ quyền dân chủ đó thi quyền này sẽ được thực hiện. Nếu kỉ luật không bảo vệ những quyển dân chủ thì quyền dân chủ của mỗi người dễ bị xâm hại.

1 443 07/12/2023