Bình đẳng trong lao động là gì? Nội dung của bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong lao động là gì? Nội dung của bình đẳng trong lao động
1. Bình đẳng trong lao động là gì?
Bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa mọi người trong thực hiện lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và phạm vi cả nước.
2. Nguyên tắc bình đẳng trong lao động
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: người lao động đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật thì được quyền tự do tìm kiếm việc làm, tự do làm nghề phù hợp với mình mà không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần kinh tế.
Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động: công dân được giao kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyện; không trái với pháp luật và thoả ước lao động tập thể; thực hiện giao kết trực tiếp giữ người lao động và thực hiện lao động.
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: cả lao động nam và lao động nữ đều được bình đẳng trong cơ hội việc làm và nghề nghiệp, bình đẳng về điều kiện việc làm và các điều kiện khác. Hơn nữa với lao động nữ sẽ được ưu tiên hơn vì chức năng sinh lí của phụ nữ là làm mẹ và mang thai nên sẽ được pháp luật bảo vệ quyền cơ bản này.
3. Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động?
Việc thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động giúp người lao động nhận được tiền công với công sức mình bỏ ra và được hưởng bảo hộ lao động, điều kiện việc làm và có trách nhiệm với công việc.
Còn đối với người sử dụng lao động thì đảm bảo cho công việc tuyển được đúng người, đúng việc, đúng với thời gian đã quy định thoả thuận cho công việc, hơn nữa người sử dụng lao động sẽ có người lao động trách nhiệm với công việc.
4. Nhà nước quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không?
Theo em thì với quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động.
Bởi vì người phụ nữ có vai trò vô cùng đặc biệt và nghĩa vụ cao cả đó là làm mẹ, hơn nữa với phụ nữ thì đặc điểm sinh lí cũng yếu hơn đàn ông nên việc đáp ứng công việc nặng nhọc là không thể và không nên. Việc phụ nữ là những công việc ảnh hưởng như vậy sẽ khiến khả năng sinh sản và nuôi con bị ảnh hưởng và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến thế hệ mai sau. Phụ nữ còn được hưởng các chế độ cần thiết cho quá trình mang thai và sinh con và người sử dụng lao động phải tôn trọng điều đó không vì vai trò của người phụ nữ mà phân biệt đối xử và sa thải người lao động nữ đó.
Quy định trên là hoàn toàn hợp lý giúp lao động nam và nữ trở lên bình đẳng hơn không vì đặc điểm sinh lí mà bị phân biệt.
Xem thêm các chương trình khác: